Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

CON NGƯỜI THÉP” CỦA MIỀN QUÊ XỨ TRẢNG

“CON NGƯỜI THÉP” CỦA MIỀN QUÊ XỨ TRẢNG & Thơ cảm tác của nhiều tác giả


CON NGƯỜI THÉP”

CỦA MIỀN QUÊ XỨ TRẢNG

"Trong những ngày tháng Tư, người người nao nức hướng về kỷ niệm 31 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30.4.1975 – 30.4.2006, đồng thời tiếp nối những hoạt động kỷ niệm 75 năm truyền thống vẻ vang của Đòan TNCSHCM. Tỉnh đoàn Tây Ninh đã và đang tổ chức những buổi nói chuyện truyền thống. Buổi giao lưu giữa thế hệ trẻ ANH HÙNG LLVTND và thiếu tá tình báo NGUYỄN VĂN THƯƠNG, một người con trung hiếu của đất Lộc Hưng, Trảng Bàng, Tây Ninh, đã được tổ chức. Ý chí, nghị lực, sức chịu đựng gian khổ của ông quả thật là vô bờ bến, đến nỗi một chuyên gia tra tấn của tình báo Mỹ, đại tá CIA phải khiếp sợ mà thốt lên “Ôi ! Một sinh vật bằng thép, chúng tôi đã thua ông”

1. MỘT SINH VẬT BẰNG THÉP


Có một điều ngẫu nhiên thú vị và rất đáng tự hào, đó là ở Tây Ninh có đến hai người anh hùng cùng có tên là Thương – Mười Thương và Hai Thương, cùng họat động tình báo . Và hai người cùng nổi tiếng . . . trong nhà tù. Chiến sĩ tử tù Mười Thương ( Hà Minh Trí) thì nổi tiếng với “ Viên đạn ngầm” mà ông đã bắn ra trong nhà tù Mỹ ngụy, làm ly gián kẻ địch, khiến cho chúng nghi kỵ nhau, lọai trừ nhau. Còn “Thượng khách nhà tù” Hai Thương (Nguyễn Văn Thương) thì nổi tiếng với sự chịu đựng đau đớn kinh khủng, từ một người hoàn toàn lành lặn đã bị CIA cưa chân đến . . . 6 lần. Mỗi lần chúng cưa một khúc chân, trên mắc cá, rồi trên đầu gối, đến khi chỉ còn chưa đến một tấc xương đùi. Cưa hết chân bên phải, chúng lại cưa đến chân bên trái. Cuối cùng chúng rút máu và định tháo khớp háng hai chân ông để làm thí nghiệm, nhưng môt vị bác sĩ trong nhóm “phẫu thuật” phản ứng dữ dội, và chúng đã “chào thua” con người thép Nguyễn Văn Thương. Tuy nhiên chúng lại hèn hạ đánh đập vị bác sĩ, vốn cũng là chiến sĩ Cách Mạng, đến vỡ tim mà chết.


Những người tham dự các buổi nói chuyện của Anh hùng Nguyễn Văn Thương thật không thể nào tưởng tượng nỗi ông đã phải chịu đựng sự đau đớn đến mức nào qua 6 lần bị cưa chân như thế. Ngay cả những người tiếp xúc ông nhiều lần, nghe ông kể tỉ mỉ về những cuộc tra tấn “kiểu Mỹ” để viết sách về ông, cũng không thể nào diễn tả chính xác, đầy đủ sự đau đớn của ông. Ta hãy nghe tác giả Mã Thiện Đồng, ghi lại quyển sách “Ngừời bị CIA cưa chân 6 lần” . . . Thương nghe cưa chạm vào mắc cá chân lành lạnh. Thương cảm nhận thấy lưỡi cưa nghiến vào da thịt. Thương không thấy đau ở ngay chỗ bị cưa , nhưng từng đường cưa cứ nhói vào trong óc, xoáy vào tận tim, như trăm mũi kim đâm vào tim, Cưa tới đâu, anh nhận biết tới đó. Có thiếu gì cách làm cho anh chết, nhưng chúng không muốn anh chết, Cứ theo dõi động tác cưa chân cũng rõ : Chúng ga-rô trước khi cưa, chúng cưa hết phần mềm quanh chân, chúng cặp động mạch cho đỡ chảy máu. . . Không còn chờ đợi được gì hơn nữa. Thương nghe rõ tiếng cưa sắt nghiến vào chân kêu két két ! Anh ngất đi trong nhói trên óc rồi toàn thân”.

Sáu lần CIA cưa chân Hai Thương diễn ra trong 100 ngày, mỗi lần cách nhau nửa tháng. Nhưng trước khi sử dụng cách tra tấn man rợ ấy , bọn Mỹ đã sử dụng mọi cách thức cám dỗ bằng vật chất để mong moi được ở ông một lời khai, một sự đầu hàng, Một ngày sau khi Hai Thương bị bắt, Mỹ giải ông từ vùng căn cứ “ Thành đồng đất thép “ Củ Chi về Sài Gòn đưa vào một ngôi biệt thự lộng lẫy , đầy đủ tiện nghi, đầy đủ món ngon vật lạ, có cả một đội ngũ người hầu kẻ hạ, là những cô gái có nhan sắc cực kỳ quyến rũ. Đứng đầu đám “yêu nhền nhện” này là một cô gái trẻ đẹp nhất và rất trí thức. Cô ta luôn kề cận Nguyễn Văn Thương không tra gạn ông điều gì, hay kêu gọi ông đầu hàng, mà chỉ vẽ ra trước mắt ông môt cuộc sống vàng son nhung lụa ở nước ngoài với tấm ngân phiếu đô la Mỹ xài cả đời chưa hêt . Chỉ cần “Nguyễn Văn Thương” gật đầu đồng ý là “hai đứa”sẽ đi ngay với cặp vé máy bay chờ sẵn. Thế nhưng Hai Thương vẫn một mực nói rằng: "Tui tên là Nguyễn Trường Hân, thanh niên trốn quân dịch, không biết chữ” . "Lời khai”ấy ngay cả khi Nguyễn Văn Thương phải chịu đựng sự đau đớn khủng khiếp vì 6 lần cưa chân cũng vẫn “trước sau như một”....."

Bọn CIA muốn ông xác nhận mình là Nguyễn Văn Thương, bởi lẽ chúng đã biết rõ trong khoảng thời gian từ 1961-1969 , Nguyễn Văn Thương là người đảm nhiệm cương vị chỉ huy mũi giao liên đơn vị tình báo J22 nối liền các cụm tình báo A18, A20, A22, A36, từ nội thành Sài Gòn và các tỉnh miền Đông Nam bộđến Trung Ương Cục miền Nam ở Tây Ninh. Với bản lĩnh gan dạ, dũng cảm, óc phán đoán, thông minh, nhanh nhạy, mưu trí, … Nguyễn Văn Thương đã liên tục lập công xuất sắc, bảo đảm an toàn, bí mật tuyệt đối mạng thu thập tin tức, chuyển tài liệu mật của các đầu mối tình báo chiến lược của ta về trung tâm . Chính các vị tướng tình báo từng nhập vai Cố vấn Tổng thống ngụy quyền Vũ Ngọc Nhạ, nhà báo quốc tế Phạm Xuân Ẩn, “ông tướng có hai bà vợ Đặng Đình Đức … sau ngày toàn thắng 30/4/1975 đều công nhận rằng, những kết quả của các ông trong hoạt động tình báo chiến lược trong lòng địch sẽ không có ý nghĩa , tác dụng gì nếu tài liệu các ông thu nhập được chuyển đến trung tâm qua đường dây do Nguyễn Văn Thương chỉ huy. Và trong tất cả các điệp viên cụm tình báo ấy không ai được biết ai, thì chỉ có một mình Nguyễn Văn Thương là biết tất cả. Nghĩa là nếu CIA “cạy miệng” được Nguyễn Văn Thương, có nghĩa là tất cả hệ thống tình báo chiến lược của cách mạng trong lòng địch sẽ tan vỡ hoàn toàn.

Biết rõ Nguyễn Văn Thương là nhân vật quan trọng trong mạng lưới tình báo của ta, kẻ thù đã tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộcđể ông “chiêu hồi”. Tại cuộc giao lưu với đông đảo bạn đọc trong Hội sách TP. Hồ Chí Minh ngày 20/3/2006, cũng như tại cuộc nói chuyện truyền thống với tuổi trẻ tại quê hương ông ở Trảng Bàng, Hai thương kể :
- Tiền, vàng, đô la, biệt thư và vô số cám dỗ vật chất khác tui không màng đến, nhưng để chiến thắng trước cám dỗ sắc đẹp là cả một cuộc chiến đấu cân não với chính mình. Những cô gái, kẻ thù đưa vào dụ dỗ tui đều là người của CIA. Họ không chỉ sắc nước hương trời mà còn là những nhân viên tâm lý chiến có hạng, rất giỏi trong nghệ thuật dụ dỗ, mua chuộc. Tui đã phải cắn răng kìm nén tất cả những ham muốn của bản năng để không sa bẫy kẻ thù, dù chỉ trong ý nghĩ.
Gặp gỡ với ông, các bạn trẻ hôm nay hỏi ông nhiều điều: - Sức mạnh nào giúp ông vượt qua những thử thách như vậy? Ông có lời khuyên nào cho lớp trẻ hôm nay ? Ông Hai Thương cười đôn hậu nói:
- Khi đối mặt với kẻ thù thì đó là cuộc chiến một mất một còn. Mình đang nằm trong tay chúng, không thể dùng súng đạn để chống lại chúng được thì phải dùng ý chí nghị lực. Người tiếp sức mạnh cho ta là Tổ quốc, là Cách mạng. Nghĩ về Tổ quốc, nghĩ về Cách mạng là mọi đau đớn sẽ qua hết. Tuổi trẻ hôm nay gánh vác trên vai một sứ mệnh khác, đó là xây dựng đất nước, phát triển đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội. Chống đói nghèocũnglà một chiến cam go mà lực lượng nòng cốt là thanh niên. Dù tính chất cuộc chiến của hai thời khác nhau, nhưng muốn chiến thắng đều phải xuất phát từ cái gốc chung nhất, đó là truyền thống lý tưởng và ý chí, nghị lực. Lớp người đi trước sẽ có trách nhiệm tiếp thêm nghị lực, niềm tin cho thế hệ trẻ.

2. CẬU HỌC SINH ĐẠO ĐỨC HỌC ĐƯỜNG “NGẮT ĐẦU NGÔ ĐÌNH DIỆM”

Cách mạng tháng 8 – 1945 nổ ra, Nguyễn Văn Thương mới lên 7 tuổi. Hai năm sau anh phải chịu cảnh mồ côi mẹ. Người mẹ chiến sĩ cách mạng đã hy sinh trong “chuồng cọp” Côn Đảo vì không khuất phục sự tra tấn dã man của địch. Cha anh xuất thân là công nhân Ba son, được cách mạng huấn luyện trở thành cán bộ quân báo của Trung đoàn 311, công tác bí mật ở vùngTòa Thánh đạo Cao Đài ở Tây Ninh. Cha mẹ thoát ly đi làm cách mạng, Hai Thương sống trong sự đùm bọc của người cô, ruột ở quê hương Lộc Hưng, (Trảng Bàng). Vì “nối thứ” theo con của người cô, nên bà con thường gọi anh là Tư Thương . Cái tên của anh đã nói lên tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho đứa con duy nhất.

Mẹ mất, ông Hai Chắc, cha Hai Thương nhờ một đồng đội đưa anh từ Lộc Hưng lên gửi nhà một người bà con ở Xóm Cầu Vườn Điều (xã Ninh Thạnh, thị xã Tây Ninh ngày nay) để đi học. Lúc bấy giờ cả khu vực Tòa Thánh và các vùng phụ cận chỉ có một trường Đạo Đức Học Đường. Hai Thương theo học ở đây đến hết bậc tiểu học, được ông Đốc trường Nguyễn Hữu Lương, con rễ của ông Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa, trao cho tấm bằng Tiểu Học với kết quả tốt nghiệp “ưu hạng”. Nhờ có “giấy thông hành” là cái bằng cấp ấy và tấm thẻ học sinh Đạo Đức Học Đường mà Hai Thương làm hoàn thành tốt nhiệm vụ giao liên của cách mạng giao cho, mà “cấp trên” trực tiếp giao việc cho anh không ai khác, chính là người cha thân yêu. Hai Thương kể: “Trường Đạo Đức Học Đường trong tòa Thánh Tây Ninh là một môi trường rèn luyện đạo đức tốt cho tôi. Nhưng khi tôi học xong bậc tiểu học, cha tôi thấy không thể để tôi dừng ở đây. Bởi lẽ trường này giáo dục cho học trò xa lánh, thờ ơ với cách mạng, lại có một số phần tử chống phá cách mạng, trái ngược với lý tưởng của ba, vì vậy ba đã nhờ người đưa tôi lên lên Long Khánh gửi cho người bạn của ba ở đấy”. Người bạn của cha Hai Thương là Bí thư chi bộ lãnh đạo công nhân cao su vùng Long Khánh, đã dạy cho anh những bài học quý giá về cách mạng, ý thức đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, phân biệt được đâu là chính, đâu là tà, trong thời buổi nhiễu nhương nhất của bối cảnh cách mạng miền Nam.

(CÒN TIẾP)

(Trích bút ký “ Con người thép” của miền quê xứ Trảng - của Nguyễn Tấn Hùng)


(Còn tiếp , mời các bạn đón đọc vào ngày mai nhé)
******************************************************************************
*Nhửng cảm tác thơ của các tác giả sau khi đọc bút ký :
“CON NGƯỜI THÉP” CỦA MIỀN QUÊ XỨ TRẢNG

.........................
1. Bài cảm tác của anh Lê Trường Hưởng

Kính phục anh Hai Thương!
Ý chí bằng kim cương
Gương anh hùng bất khuất
Chịu đựng thật phi thường!
Lê Trường Hưởng
*********************************************
2. Bài càm tác của anh Tùng Minh

Củ Chi có đất thép,
Trảng bàng có sinh vật thép!
Đế quốc cũng phát khiếp,
Chạy..chứ dám ức hiếp?
..Trong chiến tranh đã sinh ra những

anh hùng vì nước vì dân.Đời đời ghi nhớ!
Tùng Minh
.................................................................................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét