Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2010

Ca khúc Lục Bát Tình Yêu

- Thơ Nguyễn Minh Tâm
- Nhạc Trung Kim
- Ca sỹ Triệu Lộc
(Đạt giải nhì Tiếng Hát Ngôi Sao Truyền Hình năm 2008)

(Triệu Lộc đứng bên phải)


http://trungkim.vnweblogs.com/gallery/2457/lucbattinhyeu.-%20trieuloc.mp3


Thơ:
LỤC BÁT TÌNH YÊU

Nguyễn Minh Tâm

Cái ngày em mới biết yêu
Cánh đồng no gió mà diều ngắn dây
Trời cao vắng tiếng sáo bay
Em không thấy được sắc mây cầu vồng.

Em chào cha mẹ sang sông
Tiếng yêu thầm nói trong lòng em thôi
Cuộc đời cứ thế dần trôi
Ai hay con Tạo cắt đôi duyên tình!

Cô đơn một bóng một hình
Thân gà cặm cụi một mình nuôi con
Cây yêu lá héo cành hon
Đường duyên tưởng hóa lối mòn hoang vu

Mười năm cô quạnnh có dư
Trời thương nên đã đền bù cho em
Rượu mơ em cất lên men
Những câu lục bát làm em say nồng!

Đò em nay lại sang sông
Chẳng còn bên đục bên trong, lở bồi
Miếng trầu đỏ thắm đôi môi
Em cùng người ấy kết đôi duyên lành.

Đời em đã trổ mầm xanh
Tình yêu lục bát hóa thành ca dao
Anh đem câu sáu ngọt ngào
Trộn vào câu tám thì thào... tặng em!

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

CON NGƯỜI THÉP” CỦA MIỀN QUÊ XỨ TRẢNG

“CON NGƯỜI THÉP” CỦA MIỀN QUÊ XỨ TRẢNG & Thơ cảm tác của nhiều tác giả


CON NGƯỜI THÉP”

CỦA MIỀN QUÊ XỨ TRẢNG

"Trong những ngày tháng Tư, người người nao nức hướng về kỷ niệm 31 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30.4.1975 – 30.4.2006, đồng thời tiếp nối những hoạt động kỷ niệm 75 năm truyền thống vẻ vang của Đòan TNCSHCM. Tỉnh đoàn Tây Ninh đã và đang tổ chức những buổi nói chuyện truyền thống. Buổi giao lưu giữa thế hệ trẻ ANH HÙNG LLVTND và thiếu tá tình báo NGUYỄN VĂN THƯƠNG, một người con trung hiếu của đất Lộc Hưng, Trảng Bàng, Tây Ninh, đã được tổ chức. Ý chí, nghị lực, sức chịu đựng gian khổ của ông quả thật là vô bờ bến, đến nỗi một chuyên gia tra tấn của tình báo Mỹ, đại tá CIA phải khiếp sợ mà thốt lên “Ôi ! Một sinh vật bằng thép, chúng tôi đã thua ông”

1. MỘT SINH VẬT BẰNG THÉP


Có một điều ngẫu nhiên thú vị và rất đáng tự hào, đó là ở Tây Ninh có đến hai người anh hùng cùng có tên là Thương – Mười Thương và Hai Thương, cùng họat động tình báo . Và hai người cùng nổi tiếng . . . trong nhà tù. Chiến sĩ tử tù Mười Thương ( Hà Minh Trí) thì nổi tiếng với “ Viên đạn ngầm” mà ông đã bắn ra trong nhà tù Mỹ ngụy, làm ly gián kẻ địch, khiến cho chúng nghi kỵ nhau, lọai trừ nhau. Còn “Thượng khách nhà tù” Hai Thương (Nguyễn Văn Thương) thì nổi tiếng với sự chịu đựng đau đớn kinh khủng, từ một người hoàn toàn lành lặn đã bị CIA cưa chân đến . . . 6 lần. Mỗi lần chúng cưa một khúc chân, trên mắc cá, rồi trên đầu gối, đến khi chỉ còn chưa đến một tấc xương đùi. Cưa hết chân bên phải, chúng lại cưa đến chân bên trái. Cuối cùng chúng rút máu và định tháo khớp háng hai chân ông để làm thí nghiệm, nhưng môt vị bác sĩ trong nhóm “phẫu thuật” phản ứng dữ dội, và chúng đã “chào thua” con người thép Nguyễn Văn Thương. Tuy nhiên chúng lại hèn hạ đánh đập vị bác sĩ, vốn cũng là chiến sĩ Cách Mạng, đến vỡ tim mà chết.


Những người tham dự các buổi nói chuyện của Anh hùng Nguyễn Văn Thương thật không thể nào tưởng tượng nỗi ông đã phải chịu đựng sự đau đớn đến mức nào qua 6 lần bị cưa chân như thế. Ngay cả những người tiếp xúc ông nhiều lần, nghe ông kể tỉ mỉ về những cuộc tra tấn “kiểu Mỹ” để viết sách về ông, cũng không thể nào diễn tả chính xác, đầy đủ sự đau đớn của ông. Ta hãy nghe tác giả Mã Thiện Đồng, ghi lại quyển sách “Ngừời bị CIA cưa chân 6 lần” . . . Thương nghe cưa chạm vào mắc cá chân lành lạnh. Thương cảm nhận thấy lưỡi cưa nghiến vào da thịt. Thương không thấy đau ở ngay chỗ bị cưa , nhưng từng đường cưa cứ nhói vào trong óc, xoáy vào tận tim, như trăm mũi kim đâm vào tim, Cưa tới đâu, anh nhận biết tới đó. Có thiếu gì cách làm cho anh chết, nhưng chúng không muốn anh chết, Cứ theo dõi động tác cưa chân cũng rõ : Chúng ga-rô trước khi cưa, chúng cưa hết phần mềm quanh chân, chúng cặp động mạch cho đỡ chảy máu. . . Không còn chờ đợi được gì hơn nữa. Thương nghe rõ tiếng cưa sắt nghiến vào chân kêu két két ! Anh ngất đi trong nhói trên óc rồi toàn thân”.

Sáu lần CIA cưa chân Hai Thương diễn ra trong 100 ngày, mỗi lần cách nhau nửa tháng. Nhưng trước khi sử dụng cách tra tấn man rợ ấy , bọn Mỹ đã sử dụng mọi cách thức cám dỗ bằng vật chất để mong moi được ở ông một lời khai, một sự đầu hàng, Một ngày sau khi Hai Thương bị bắt, Mỹ giải ông từ vùng căn cứ “ Thành đồng đất thép “ Củ Chi về Sài Gòn đưa vào một ngôi biệt thự lộng lẫy , đầy đủ tiện nghi, đầy đủ món ngon vật lạ, có cả một đội ngũ người hầu kẻ hạ, là những cô gái có nhan sắc cực kỳ quyến rũ. Đứng đầu đám “yêu nhền nhện” này là một cô gái trẻ đẹp nhất và rất trí thức. Cô ta luôn kề cận Nguyễn Văn Thương không tra gạn ông điều gì, hay kêu gọi ông đầu hàng, mà chỉ vẽ ra trước mắt ông môt cuộc sống vàng son nhung lụa ở nước ngoài với tấm ngân phiếu đô la Mỹ xài cả đời chưa hêt . Chỉ cần “Nguyễn Văn Thương” gật đầu đồng ý là “hai đứa”sẽ đi ngay với cặp vé máy bay chờ sẵn. Thế nhưng Hai Thương vẫn một mực nói rằng: "Tui tên là Nguyễn Trường Hân, thanh niên trốn quân dịch, không biết chữ” . "Lời khai”ấy ngay cả khi Nguyễn Văn Thương phải chịu đựng sự đau đớn khủng khiếp vì 6 lần cưa chân cũng vẫn “trước sau như một”....."

Bọn CIA muốn ông xác nhận mình là Nguyễn Văn Thương, bởi lẽ chúng đã biết rõ trong khoảng thời gian từ 1961-1969 , Nguyễn Văn Thương là người đảm nhiệm cương vị chỉ huy mũi giao liên đơn vị tình báo J22 nối liền các cụm tình báo A18, A20, A22, A36, từ nội thành Sài Gòn và các tỉnh miền Đông Nam bộđến Trung Ương Cục miền Nam ở Tây Ninh. Với bản lĩnh gan dạ, dũng cảm, óc phán đoán, thông minh, nhanh nhạy, mưu trí, … Nguyễn Văn Thương đã liên tục lập công xuất sắc, bảo đảm an toàn, bí mật tuyệt đối mạng thu thập tin tức, chuyển tài liệu mật của các đầu mối tình báo chiến lược của ta về trung tâm . Chính các vị tướng tình báo từng nhập vai Cố vấn Tổng thống ngụy quyền Vũ Ngọc Nhạ, nhà báo quốc tế Phạm Xuân Ẩn, “ông tướng có hai bà vợ Đặng Đình Đức … sau ngày toàn thắng 30/4/1975 đều công nhận rằng, những kết quả của các ông trong hoạt động tình báo chiến lược trong lòng địch sẽ không có ý nghĩa , tác dụng gì nếu tài liệu các ông thu nhập được chuyển đến trung tâm qua đường dây do Nguyễn Văn Thương chỉ huy. Và trong tất cả các điệp viên cụm tình báo ấy không ai được biết ai, thì chỉ có một mình Nguyễn Văn Thương là biết tất cả. Nghĩa là nếu CIA “cạy miệng” được Nguyễn Văn Thương, có nghĩa là tất cả hệ thống tình báo chiến lược của cách mạng trong lòng địch sẽ tan vỡ hoàn toàn.

Biết rõ Nguyễn Văn Thương là nhân vật quan trọng trong mạng lưới tình báo của ta, kẻ thù đã tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộcđể ông “chiêu hồi”. Tại cuộc giao lưu với đông đảo bạn đọc trong Hội sách TP. Hồ Chí Minh ngày 20/3/2006, cũng như tại cuộc nói chuyện truyền thống với tuổi trẻ tại quê hương ông ở Trảng Bàng, Hai thương kể :
- Tiền, vàng, đô la, biệt thư và vô số cám dỗ vật chất khác tui không màng đến, nhưng để chiến thắng trước cám dỗ sắc đẹp là cả một cuộc chiến đấu cân não với chính mình. Những cô gái, kẻ thù đưa vào dụ dỗ tui đều là người của CIA. Họ không chỉ sắc nước hương trời mà còn là những nhân viên tâm lý chiến có hạng, rất giỏi trong nghệ thuật dụ dỗ, mua chuộc. Tui đã phải cắn răng kìm nén tất cả những ham muốn của bản năng để không sa bẫy kẻ thù, dù chỉ trong ý nghĩ.
Gặp gỡ với ông, các bạn trẻ hôm nay hỏi ông nhiều điều: - Sức mạnh nào giúp ông vượt qua những thử thách như vậy? Ông có lời khuyên nào cho lớp trẻ hôm nay ? Ông Hai Thương cười đôn hậu nói:
- Khi đối mặt với kẻ thù thì đó là cuộc chiến một mất một còn. Mình đang nằm trong tay chúng, không thể dùng súng đạn để chống lại chúng được thì phải dùng ý chí nghị lực. Người tiếp sức mạnh cho ta là Tổ quốc, là Cách mạng. Nghĩ về Tổ quốc, nghĩ về Cách mạng là mọi đau đớn sẽ qua hết. Tuổi trẻ hôm nay gánh vác trên vai một sứ mệnh khác, đó là xây dựng đất nước, phát triển đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội. Chống đói nghèocũnglà một chiến cam go mà lực lượng nòng cốt là thanh niên. Dù tính chất cuộc chiến của hai thời khác nhau, nhưng muốn chiến thắng đều phải xuất phát từ cái gốc chung nhất, đó là truyền thống lý tưởng và ý chí, nghị lực. Lớp người đi trước sẽ có trách nhiệm tiếp thêm nghị lực, niềm tin cho thế hệ trẻ.

2. CẬU HỌC SINH ĐẠO ĐỨC HỌC ĐƯỜNG “NGẮT ĐẦU NGÔ ĐÌNH DIỆM”

Cách mạng tháng 8 – 1945 nổ ra, Nguyễn Văn Thương mới lên 7 tuổi. Hai năm sau anh phải chịu cảnh mồ côi mẹ. Người mẹ chiến sĩ cách mạng đã hy sinh trong “chuồng cọp” Côn Đảo vì không khuất phục sự tra tấn dã man của địch. Cha anh xuất thân là công nhân Ba son, được cách mạng huấn luyện trở thành cán bộ quân báo của Trung đoàn 311, công tác bí mật ở vùngTòa Thánh đạo Cao Đài ở Tây Ninh. Cha mẹ thoát ly đi làm cách mạng, Hai Thương sống trong sự đùm bọc của người cô, ruột ở quê hương Lộc Hưng, (Trảng Bàng). Vì “nối thứ” theo con của người cô, nên bà con thường gọi anh là Tư Thương . Cái tên của anh đã nói lên tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho đứa con duy nhất.

Mẹ mất, ông Hai Chắc, cha Hai Thương nhờ một đồng đội đưa anh từ Lộc Hưng lên gửi nhà một người bà con ở Xóm Cầu Vườn Điều (xã Ninh Thạnh, thị xã Tây Ninh ngày nay) để đi học. Lúc bấy giờ cả khu vực Tòa Thánh và các vùng phụ cận chỉ có một trường Đạo Đức Học Đường. Hai Thương theo học ở đây đến hết bậc tiểu học, được ông Đốc trường Nguyễn Hữu Lương, con rễ của ông Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa, trao cho tấm bằng Tiểu Học với kết quả tốt nghiệp “ưu hạng”. Nhờ có “giấy thông hành” là cái bằng cấp ấy và tấm thẻ học sinh Đạo Đức Học Đường mà Hai Thương làm hoàn thành tốt nhiệm vụ giao liên của cách mạng giao cho, mà “cấp trên” trực tiếp giao việc cho anh không ai khác, chính là người cha thân yêu. Hai Thương kể: “Trường Đạo Đức Học Đường trong tòa Thánh Tây Ninh là một môi trường rèn luyện đạo đức tốt cho tôi. Nhưng khi tôi học xong bậc tiểu học, cha tôi thấy không thể để tôi dừng ở đây. Bởi lẽ trường này giáo dục cho học trò xa lánh, thờ ơ với cách mạng, lại có một số phần tử chống phá cách mạng, trái ngược với lý tưởng của ba, vì vậy ba đã nhờ người đưa tôi lên lên Long Khánh gửi cho người bạn của ba ở đấy”. Người bạn của cha Hai Thương là Bí thư chi bộ lãnh đạo công nhân cao su vùng Long Khánh, đã dạy cho anh những bài học quý giá về cách mạng, ý thức đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, phân biệt được đâu là chính, đâu là tà, trong thời buổi nhiễu nhương nhất của bối cảnh cách mạng miền Nam.

(CÒN TIẾP)

(Trích bút ký “ Con người thép” của miền quê xứ Trảng - của Nguyễn Tấn Hùng)


(Còn tiếp , mời các bạn đón đọc vào ngày mai nhé)
******************************************************************************
*Nhửng cảm tác thơ của các tác giả sau khi đọc bút ký :
“CON NGƯỜI THÉP” CỦA MIỀN QUÊ XỨ TRẢNG

.........................
1. Bài cảm tác của anh Lê Trường Hưởng

Kính phục anh Hai Thương!
Ý chí bằng kim cương
Gương anh hùng bất khuất
Chịu đựng thật phi thường!
Lê Trường Hưởng
*********************************************
2. Bài càm tác của anh Tùng Minh

Củ Chi có đất thép,
Trảng bàng có sinh vật thép!
Đế quốc cũng phát khiếp,
Chạy..chứ dám ức hiếp?
..Trong chiến tranh đã sinh ra những

anh hùng vì nước vì dân.Đời đời ghi nhớ!
Tùng Minh
.................................................................................

CA KHÚC ĐÀ LẠT ƯỚC

Đà Lạt Ước

- Thơ Nguyễn Thị Kim Liên
- Nhạc Trung Kim
- Ca sỹ Thu Lan
- Hoà âm & Phối khí Phương Nam








Thơ ĐÀ LẠT ƯỚC

Em ước cho em đôi cánh
Em bay trên ngút ngàn thông xanh
Và em ước
Đà Lạt trời vừa đ
ủ lạnh
Cho em tựa vào vai anh.

Không có anh trên bậc hồ Than Thở
Ngón tay em gỡ sợi tóc lẻ loi
Hoa tường vi đã một lần em hái
Nụ cười buồn sau tấm gương soi.
***

Em đã có một mùa thiếu nữ
Đà Lạt không em
Đà Lạt không anh
Những bước chân bao mối tình thầ
m gọi
Chiều nay mưa, Đà Lạt của chúng mình.
***
Và em ước
Anh như thông, như đá
Như dốc đứng, núi đồi...
Như tất cả
Em chỉ cần giọt nắng
Trong mắt nhìn
Say đắm
Của anh thôi!

THƠ NGUYỄN THỊ KIMLIÊN


Đà Lạt Ước



Da lat uoc .mp3

Lời ca khúc:
Ước gì cho em đôi cánh. Bay trên ngút ngàn thông xanh. Và ước sao trời vừa đủ lạnh. Cho em tựa vào vai anh. Vắng anh bên hồ Than Thở. Tay em gỡ tóc rối lẻ loi. Tường vi một lần em đã hái. Nụ cười buồn sau tấm gương soi.
Em đã có một thời thiếu nữ. Đã có Đà Lạt vắng bóng ai. Có bước chân bao mối tình thầm gọi. Để chiều nay mưa lất phất bay. Và em ước anh là thông là đá, là dốc đứng là núi cao. Nhưng em chỉ cần một giọt nắng, trong mắt nhìn say đắm của anh thôi. Và em...

KHÔNG ĐỀ - NGUYỄN THỊ KIM LIÊN & THƠ CẢM TÁC CỦA NHIỀU TÁC GIẢ

KHÔNG ĐỀ - NGUYỄN THỊ KIM LIÊN -

& THƠ CẢM TÁC CỦA CÁC TÁC GIẢ:

5 THANH CỦ CHI-LVCAM, N.H. , LÊ BÁ DUY, HẢI XUÂN, LƯƠNG THẾ PHIỆT, HOÀI KHÁNH, NETMI, CHU THANH TÙNG, NGUYỄN MINH QUANG, BẢY THI, HOA HUYỀN- ĐÀO NGỌC HÒA, NGUYÊN THẢO-TUẤN KHOA, CHU KIỆT, LÊ TR.HƯỞNG, ĐOÀN THANH THỦY, HOA B.TUYẾT, NG.HUỆ HƯNG, SỮADX, TÙNG MINH, N.U.THU,RÊU, ĐINH THƯỜNG, HIỀNBĐ,VĂN THẮNG,NGỌC DU , MCS,


http://i0.tagstat.com/tags6/0e-/0e-ELmRhl.gif

http://a367.yahoofs.com/lifestory/Uef8Ex__DOT__ZGRp2M3orGay6heqi6A--_1/blog/20090412103209233.jpg.jpg?lb_____Dra_HF.3m

KHÔNG ĐỀ

Giữa đầm một bông sen xòe nở

Cánh hồng ướt đẫm những giọt sương

Nhụy hé mở rưng rưng đón gió

Hồn người bỗng sững lại rưng rưng

- Thơ Nguyễn THị Kim Liên

..............................................

MỪNG CÁC BÀI THƠ CẢM TÁC HAY :


Bài thơ cảm tác của anh LÊ TRƯỜNG HƯỞNG

1* Kim liên có sáng kiến hay
Đưa những bài họa lên ngay trang mình
Bạn bè thêm thắm nghĩa tình
Lại làm trang blog thêm sinh động nhiều!

LÊ TRƯỜNG HƯỞNG


................................................................

Bài thơ cảm tác của anh 5 THANH CỦ CHI

2.SEN THIỀN

một búp sen hồng tỏa ngát hương
theo gió rưng rưng nở nụ cười
cho người rưng rưng cười thiền định
tòa sen cúng phật thấy mình thiền

5 THANH CỦ CHI

.....................................................

Bài thơ cảm tác của anh N.H.

3.Bài thơ đối của anh N.H.


Trong vườn hoa chuối non tách vỏ
Quả xanh ngân ngấn chút nhựa trào
Hoa trút áo ngoài vươn nắng thở
Tình cây chợt hiện giữa chiêm bao
N.H.

..........................................................................................

Bài thơ đối của anh LÊ BÁ DUY

4. KHÔNG ĐỀ (tặng NTKL)
Cả vườn hồng chưa một hoa nở
Người chăm hoa kiên nhẫn nắng sương
Nghe cảm động đất trời hé mở
Một bông hồng ngan ngát đưa hương!
Lê Bá Duy

........................................................

Bài thơ họa của anh LÊ BÁ DUY

5. KHÔNG ĐỀ

( xin họa nguyên ý- tặng NTKL)

Giữa đầm nở một bông sen
Cánh hồng đãm ướt giọt sương mai hồng
Nhụy hoa nở hé gió đông
Rưng rưng sững lại hồn trồng ngẩn ngơ.
LÊ BÁ DUY

.......................................................................................

6. Bài thơ thơ họa của anh HẢI XUÂN

Hoa súng
Ruộng nước đầy bông hoa súng nở
hoàng hôn vương mấy giọt hương sương
vi vu cánh đồng mênh mông gió
ai đó đi qua khó dửng dưng

HẢI XUÂN

.............................................................................................

Bài thơ cảm tác của anh LƯƠNG THẾ PHIỆT

7. Trăng vỡ hoang buồn trăng lấp lánh
Vườn khuya hoa nở tái tê cành
Gót sen nhè nhẹ bên hồ liễu
Gió thoảng vin hờ chiếc lá xanh
LƯƠNG THẾ PHIỆT

...........................................................

Bài thơ cảm tác của anh HOÀI KHÁNH

8. HOA QUỲNH
Nửa đêm đóa quỳnh hương xòe nở
Mùi thơm quyến rũ cả màn sương
Cánh mềm vươn rộng chừng ôm gió
Trăng tròn như thể muốn tơ vương...

HOÀI KHÁNH

............................................................

Bài thơ cảm tác của bạn NETMI


9. Ngát hương đóa sen hồng thấm đẫm
Giọt sương mai lấp lánh nắng trời
Thanh tao tinh khiết màu sen đậm
Để lại hồn người thoáng chơi vơi
NÉTMI

............................................................

Bài thơ cảm tác của anh CHU THANH TÙNG

10. ai ơi khi ngắm bông hoa nở
đừng quên ngọt mát những giot sương
tháng ngày vui đón ngàn mây gió
nghe hồn đất nước gọi rưng rưng

CHU THANH TÙNG

.......................................................................

Bài thơ cảm tác của anh NGUYỄN MINH QUANG

11. Trần gian mấy kiếp hoa đua nở
Quần hồng lẫm liệt chốn phong ba
Đất nước vào xuân mừng hớn hở
Chạnh lòng con quốc bóng chiều tà !

NGUYỄN MINH QUANG

................................................................

Bài thơ cảm tác của anh BẢY THI

12. Mé ao con chuồn chuồn đập nước
Cánh mỏng le te chấp chới rung
Giật mình chuồn vút lên mắt ngước
Thì ra sen nở cánh cánh hồng

BẢY THI

.............................................................................

Bài thơ cảm tác của anh HOA HUYỀN - ĐÀO NGỌC HÒA

13. Thơ đối của Hoa Huyền
Dưới đất lá vàng rơi lăn lóc
Hoàng hôn tắt nắng gió hanh hao
Xào xạc chân người khua vội vã
Cô đơn tê tái dạ nôn nao
Hoa Huyền

.......................................................................

Bài thơ cảm tác của anh NGUYÊN THẢO-TUẤN KHOA

14. Rơi đầy trời những bông tuyết trắng,
Lạnh thấu xương tội nghiệp hàng cây,
Nhánh thông xanh, vòng hoa xanh đỏ,
Sưởi ấm hồn ai, những nấm mồ .
Nguyên Thảo(TUẤN KHOA)

...................................................................

Bài thơ cảm tác của bạn CHU KIỆT

15. Vội vàng lội lội vén lá...mừng
Hít hà nêm nếm những giọt sương
Run run nhụy phấn sen dính mũi
Má đỏ hồng hồng bới sắc hương...

CHU KIỆT

..........................................................

Bài thơ cảm tác của anh LÊ TRƯỜNG HƯỞNG

16. Một đóa Sen hồng dịu tỏa hương
Gội mưa, tắm nắng, đẫm hơi sương
Ngập bùn nhưng ngó Sen trong trắng

Cánh thắm, lá xanh đẹp lạ thường!

LÊ TRƯỜNG HƯỞNG

...................................................

Bài thơ cảm tác của anh ĐOÀN THANH THỦY

17. Đóa sen vàng rưng rưng
Giọt sương đêm lấm nhụy
Dầu đời vương tục lụy

Vẫn tỏa hương thơm lừng

ĐOÀN THANH THỦY

...................................................................................

Bài thơ cảm tác củabạnn Hoa B.Tuyết

18. Hoa sen
Trong đầm sen đua nở
Chẳng sợ gì bùn đen
Hoa lá mãi đan xen
Bé khen ôi đẹp quá!

HoaBangTuyet

................................................................................................

Bài thơ cảm tác của anh Nguyễn Huệ Hưng

18. Bông sen cánh trắng nhụy vàng
Cánh hồng ướt đẩm mắt chàng ưu tư..

Nguyễn Huệ Hưng

............................................................

Bài thơ cảm tác của anh SỮADX

20. KHAI HẠ.
Xuân còn nấn ná chút tháng ba,
Phía hồ sen đã vội khai hoa.
Rực hồng thơm ngát, hương vô-nhiễm!
Phút động hồn thơ, Hạ diễn ca.
suadx

..................................................................

Bài thơ cảm tác của anh TÙNG MINH

21.Ngắm bông sen giữa đầm sen,
Giọt sương long lanh trên cánh tím.
Gió thoảng hương thơm mát lịm,
Ngây ngất tình ai..khi ngắm hoa.
Tùng Minh

.......................................................

Bài thơ cảm tác của anh CHU THANH TÙNG

22. ngồi chờ sen nở sen chưa nở
hình như còn ngậm cả giọt sương
hay sen và em còn đón gió
để người ngồi đợi cứ rưng rưng
chuthanhtung

...........................................................

Bài thơ cảm tác của anh N.U.Thu

23. Trong đầm mấy đoá sen xoè nở
Hồng phớt long lanh điểm giọt sương
Nhuỵ hé vàng ươm khoe làn gió
Gần bùn hoa vẫn toả ngát hương
N.U.Thu.

.................................................................

Bài thơ cảm tác của RÊU

24. Sen hồng mẩy nụ
hái về sớm nay
gộm thành những đóa
ghánh ra bán chợ phiên ngày..

mời anh mời chị
mua em đóa sen hồng
chưng nhà khách khứa
hương bay tỏa ngát vòng vòng

RÊU

...............................................................................................

Bài thơ cảm tác của anh ĐINH THƯỜNG

25. HOA SEN
Thẳm sâu bùn đất vươn lên
Thảo thơm ấp ủ quyện nên hương đờì
Hồng tươi tiễn gió xa vời
Chạm hồn bỗng chốc ngời ngời thanh cao.

ĐINH THƯỜNG

...........................................................................

* Bài thơ cảm tác của anh HiềnBĐ

26. Sương mai đậu cánh sen vàng
Long lanh ánh mắt ngỡ nàng trao duyên
Hồn người theo gió bung biêng
Say hoa say cả tình riêng trong lòng.
HiềnBĐ

..............................................................

Bài thơ cảm tác của anh Văn Thắng

27.

Tình si
tình si
hồn xáo động
Người thương
người thương
đọng lời yêu

Thoáng buồn em về nơi xa vắng
Màu trời chạng vạng ngã hoàng hôn
Vu vơ mắt ráo tròn đêm trắng
Nghiêng bầu rượu trắng vơi…đầy luôn

Chim én bay về vầy nên tổ
Líu ra, líu ríu dậy trời xuân !
“Giữa đầm một bông sen xoè nở”

Không gian thanh thoát lắng hồn xuân!


Văn Thắng

..........................................................

Bài thơ cảm tác của anh Ngọc Du

28. Găp đầm sen đẹp bỗng nhớ em
Trảng Bàng trưa nay nằng có lên
Hay vẫn cái mưa như bữa nọ,
Hai đứa chung ô lối nhỏ quen .
Ngọc Du

.................................................................

Bài thơ thơ họa của anh HẢI XUÂN

29. Hoa gạo mùa này đang rộ nở
tháng tư nhàn nhạt ảo mờ sương
xin cầm trên tay riêng làn gió
được với Sài Gòn chút rưng rưng
HẢI XUÂN

.........................................................................

Ba Bài thơ cảm tác của bạn thơ MCS

30.

Hái đóa sen vàng tặng Sông Hương
Xuân về thơ rộ khúc vô thường
Trái tim thi sĩ , tình thi sĩ
Như cánh sen vàng thơm dười sương .
MCS

..............................................

31.

Xuân vườn em , thắm sắc phong lan
"Quân tử hoa" xin tợ tình chàng
Em thấy hoa càng vui hớn hở
Hái cánh hoa thơ ướp mộng vàng
MCS

.............................................

32.

Xuân đẹp, môi hồng, thơ ngọt thơm
Đừng buồn chi nữa hởi Sông Hương
Trăm năm chớp mắt còn đâu nữa
Xin tặng xuân em một đóa hường.
MCS

...............................................

Bài thơ cảm tác của anh LÊ TRƯỜNG HƯỞNG và NTKL

33. COMMENT LẦN THỨ 100

Chỉ một bài thơ thôi
Mà thu hút bao người
Đã hàng trăm cảm nhận
Kim Liên thành công rồi!

Lê Trường Hưởng
.......................
34.

Ôi một bài cảm tác
Sao cứ hay như hát
Của comment thứ 100
Kim Liên vui mừng thầm
Cảm ơn anh Hưởng nhé!

NTKL

..............................................................

Bài thơ cảm tác của anh LÊ BÁ DUY

35. Ngày mai về lại thị thành
Gặp tri âm gửi chút nhành thơ ca
Nhấp cà phê đắng với trà
Hàn huyên trời đất cùng ta giải bày
26/12/09
LBD

..............................................................

36. Đường đi phải có hai chiều
Nếu không ! Đơn độc cô liêu vườn hồng
Gửi em tình cảm ngọc nồng
Mơ ngày gặp gỡ mưa đông xuân về!
LBD

Cảm nhận với bài thơ NGÔI NHÀ HOA CỎ của NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

Cảm nhận với bài thơ Ngôi Nhà Hoa Cỏ

Cảm nhận bởi: Phieuvan_Thlangdu

H

NGÔI NHÀ HOA CỎ
Thơ: Nguyễn Thị Kim Liên

Chợt nhận ra mình đứng giữa cỏ hoa
Ngôi nhà nhỏ, bình yên lòng thị trấn
Gió và nắng! Tiếng xe trôi bất tận
Thành thân thương như máu thịt của em rồi.

Và mỗi chiều ta lại gọi: mình ơi!
Anh vẫn thế, dù tháng năm từng trải
Em đã bớt những ngây thơ, vụng dại
Con chúng mình đã biết ngắm trước gương

***

Hạnh phúc trong tay, dù rất đời thường
Dẫu có lúc xô nghiêng về chỗ thấp
Nhưng em biết, em dễ gì có được
Hoa mười giờ vẫn nở giấc ban trưa

***

Nếu được trở về với kỷ niệm ngày xưa
Em lại chọn ánh mắt nhìn cháy bỏng
Vầng ngực tin yêu, đôi cánh tay dang rộng
Với ngôi nhà hoa cỏ của em thôi!

********************

Cảm nhận với bài thơ Ngôi Nhà Hoa Cỏ
Cảm nhận bởi: Phieuvan_Thlangdu

Ngôi Nhà Hoa Cỏ” của tác giả Nguyễn Thị Kim Liên chứa đựng một niềm vui hạnh phúc đến ngập tràn, ngập tràn đến độ tác giả lúc như tự nhủ; lúc lại san sẻ niềm hanh phúc đó với mọi người; rồi lúc lại nhắn nhủ, gửi gắm tâm tình đến người bạn đời trăm năm…

Để biểu đạt những đợt sóng xôn xao hạnh phúc đó trong “Ngôi Nhà Hoa Cỏ”, tác giả Nguyễn Thị Kim Liên đã vô tình hay hữu ý chọn thể thơ tự do 8 chữ, một thể thơ có câu không quá dài, mà cũng không quá ngắn để trang trải tâm tư như lời kể chuyện thật bình dị, đời thường mà lại nhẹ nhàng như làn gió mát; sống động, rực rỡ như những cách hoa lay; êm đềm như lời tâm sự mà lại trầm bổng mang đầy chất thơ.

Không phải thế sao?! Chúng ta hãy hòa lòng vào cái không gian “Ngôi Nhà Hoa Cỏ” để thả tầm mắt trên những cỏ hoa xanh mướt mà nghe nhịp đập cuộc sống, để cảm nhận sự yên bình của tâm tình trong nếp sống đời thường.

“Chợt nhận ra mình đứng giữa cỏ hoa
Ngôi nhà nhỏ, bình yên lòng thị trấn
Gió và nắng! Tiếng xe trôi bất tận
Thành thân thương như máu thịt của em rồi.”

“Chợt nhận ra mình đứng giữa cỏ hoa”. Sao lại “chợt nhận ra” nhỉ? Mới đọc qua câu thơ đầu nghe chừng như thật vô lý! Cỏ hoa nào phải chỉ một ngày một buổi mà xanh, mà nở hoa được để phải giờ mới “chợt nhận ra”?
Gượm đã, thơ nào chỉ có một câu kia chứ, hãy tiếp xem nào.

Trong cuộc giòng chảy khá cuộn xiết của cuộc sống đời thường hiện nay, người ta phải lo toan không biết là bao việc nên cho dù muốn hay không thì tâm trí cũng bị giòng sống cuốn hút. Có chăng chỉ là một lúc nào đó người ta chợt ôn lại, nhìn lại chính cuộc sống bản thân để nhận ra những mất được trên giòng sống.

Thật vậy, cuộc sống có nhiều điều chi phối quá! Có buồn vui lẫn lộn; có sướng khổ đan xen… và lắm khi có những điều thật gần gũi, thật thân thương, thật hiển nhiên mà cho dù tận cùng tâm thức vẫn cảm thấu, nhưng để lắng lòng nhìn nó, nghe nhịp đập của nó thì hẵn đâu lúc nào người ta cũng có thể làm. Đó cũng bởi vì nó quá thân quen, quá tất nhiên như là hơi thở đấy thôi! Thế nhưng rồi một lúc nào đó người ta cũng nhìn lại để càng nhận ra nó xinh tươi, nó thiết tha biết đến dường nào đối với cuộc sống của mình.
Phải chăng chợt nhận ra trong "Ngôi Nhà Hoa Cỏ" cũng là vì lẽ ấy?

Và phải chăng 3 câu sau ở khổ thơ thứ nhất tác giả đã nhắn nhủ như vậy?
”Ngôi nhà nhỏ, bình yên lòng thị trấn // Gió và nắng! Tiếng xe trôi bất tận //Thành thân thương như máu thịt của em rồi.”.

3 câu thơ có tính đặc tả về ngôi nhà như: “lòng thị trấn” ; “Gió và nắng! ; “Tiếng xe trôi bất tậnnhưng đồng thời cũng thố lộ sự bình yên của tâm tư, sự bình yên mang đến niềm tin yêu như một tất nhiên bởi: Thành thân thương như máu thịt của em rồi! Như vậy thì liệu có cần thiết phải cố hiểu “Chợt nhận ra mình đứng giữa cỏ hoa” theo một cách hiểu khác không?

Tôi cho rằng nếu còn có những nghi ngờ gì thì hẳn sẽ sáng tỏ hơn ở khổ thơ thứ 2, khổ làm nhiệm vụ mở rộng hơn như để minh họa rõ nét sự lắng đọng tâm tình trong giòng sống đời thường mà ôn lại bước đời, mà thấu cảm những hương hoa cuộc sống.

“Và mỗi chiều ta lại gọi: mình ơi!” Tiếng gọi mình ơi thì có thể gọi bất kỳ lúc nào, thế nhưng tác giả lại chỉ gọi “mình ơi” vào “mỗi chiều”?

Nếu trong văn viết thường dùng ngôn ngữ cụ thể để vẽ thật đầy đủ, thật chi tiết một bức chân dung thì ngược lại, thơ thường dùng ngôn ngữ ẩn dụ mang nhiều tính ước lệ nhưng lại thật cô đọng để vẽ nên những phát thảo trừu tượng mang sức liên tưởng, biểu cảm cao. Chính vì vậy mà người ta nói “ý tại ngôn ngoại” để nói về sự biểu đạt của thơ.

“Và mỗi chiều ta lại gọi: mình ơi!làm cho người đọc hình dung một không gian xuống nhẹ sau một ngày lo toan. Buổi chiều cũng là thời điểm thảnh thơi, sum họp gia đình bên mâm cơm chiều; cái không gian nhẹ nhàng của giòng sông đời tạm lắng lại sau một ngày xiết chảy; cái không khí sum họp đầm ấm của mái gia đình sau một ngày lo toan, chờ đợi…

Trong nguồn mạch yêu thương, hạnh phúc ấy, tác giả đã thố lộ cảm xúc của mình:
“Và mỗi chiều ta lại gọi: mình ơi!
Anh vẫn thế, dù tháng năm từng trải
Em đã bớt những ngây thơ, vụng dại
Con chúng mình đã biết ngắm trước gương”

Vâng, tháng năm đã trải qua với biết bao thay đổi, nhưng “Anh” của tác giả thì vẫn thế, vẫn nồng nàn, vẫn cho “Em” một niềm tin yêu vững chắc để chững chàng hơn trong cuộc sống đời thường; để thêm hạnh phúc khi nhìn con chúng mình ngày thêm lớn…

Chỉ với 4 câu thơ trong khổ thứ 2 mà tác giả đã kết chuỗi những hương hoa cuộc sống gia đình trong ngần ấy tháng năm như: “dù tháng năm từng trải’ ; Em đã bớt những ngây thơ vụng dại” ; và đặc biệt “Con chúng mình đã biết ngắm trước gương”
Không có một tâm tình dào dạt, không có sự tha thiết tin yêu thì không dễ gì người ta có thể cô đọng niềm hân hoan, hạnh phúc bằng những điều bình dị, đời thường nhưng lại sinh động và chứa chan cảm xúc đến như vậy!

Không dừng lại ở đó, với nguồn mạch tuông trào, tác giả đã hạ những câu thơ tự sự chuyển tải bao ngần hạnh phúc.
”Hạnh phúc trong tay, dù rất đời thường
Dẫu có lúc xô nghiêng về chỗ thấp
Nhưng em biết, em dễ gì có được
Hoa mười giờ vẫn nở giấc ban trưa”

Thật hạnh phúc cho những ai nhận thức được “Hạnh phúc rất đời thường”! Chỉ với nhận thức ấy về hạnh phúc thì mới thật sự được hưởng hạnh phúc đích thực của đời thường. Và cũng chính vì đời thường nên cuộc sống gia đình không sao tránh khỏi đôi khi có những cuộn sóng lớn nhỏ nào đó của giòng đời. Biết và hiểu được điều đó là một việc, nhưng để nhìn điều đó với một cái nhìn nhận chân thành mà tiếp nhận nó, biến “những lúc xô nghiêng về chỗ thấp” thành những nốt lặng, nốt trầm hầu có được cảm nhận mạnh hơn, cao trào hơn, cháy bỏng và hòa quyện hơn hơn ở những cung bậc chót vót cuộc sống thì quả thật là một nghệ thuật chứ không đơn giản chỉ là hành vi lý trí.

Có như vậy người ta mới biết yêu, biết quý, biết nâng niu, ý thức giá trị cả những dấu lặng, nốt trầm, nốt bổng trong khúc giao hưởng đời để nói hoan hỉ nói lên rằng “Nhưng em biết, em dễ gì có được // Hoa mười giờ vẫn nở giấc ban trưa”.

Đọc đến đây tôi lại thấy lạ ở “Hoa mười giờ vẫn nở giữa ban trưa”. Tôi cho rằng “Hoa mười giờ vẫn nở giấc ban trưa” là một điều gì đó rất riêng tư của những người chủ “Ngôi Nhà Hoa Cỏ”. Tuy vậy tôi vẫn muốn nhìn điều này qua một cách nhìn dựa trên hiện thực.

Hẳn ai từng biết, chính xác là từng ngắm hoa mười giờ đều nhận thấy loài hoa này càng hong dưới nắng thì càng rực rỡ, nhất là dưới cái nắng ban trưa.

Từ góc độ thực tế này, tôi chia sẽ rằng phải chăng đây cũng là một cách biểu đạt đóa hoa riêng lòng, màu hoa rực rỡ của tình yêu trong “Ngôi Nhà Hoa Cỏ”? Có lẽ chia sẻ này của tôi chỉ có chính tác giả mới thẩm định chắc chắn nhất. Có thể tôi đã đi quá xa với câu thơ này chăng? Vâng, có thể! Nhưng dù sao tôi vẫn thích cách nhìn dựa trên hiện thực này đối với loài hoa mười giờ.

Bài thơ đến đây có thể xem là đầy đủ, thế nhưng tác giả đã không thể dừng lại ở khổ thơ này, mà dừng sao được khi tâm tư dâng trào cảm xúc; khi hạnh phúc tràn trề khắp cả “Ngôi Nhà Hoa Cỏ” kia chứ! Và chúng ta hãy xem tác giả còn muốn chia sẻ điều gì.

“Nếu được trở về với kỷ niệm ngày xưa
Em lại chọn ánh mắt nhìn cháy bỏng
Vầng ngực tin yêu, đôi cánh tay dang rộng
Với ngôi nhà hoa cỏ của em thôi!”

Thế thì chịu!! Quả đúng là còn điều chi đó chưa thật đầy đủ nếu bài thơ thiếu khổ thơ kết này. Tôi chẳng có gì để nói thêm với khổ thơ kết thật trọn vẹn cho bài thơ. Thay vào đó, tôi muốn gửi lời chúc mừng đến tác giả Nguyễn Thị Kim Liên và Người Bạn Đời của tác giả. Tôi cũng chắc rằng “Thiên thần bé nhỏ” trong “Ngôi Nhà Hoa Cỏ” sẽ là người hạnh phúc nhất. Xin chúc mừng tất cả những người bạn trong “Ngôi Nhà Hoa Cỏ” !

Thay lời kết
- Bài thơ được dùng các dấu phân đoạn để chia thành 3 phần. Phần đầu gồm 2 khổ thơ; phần giữa và phần cuối mỗi phần 1 khổ thơ. Theo tôi, phần đầu nên kết liền 3 khổ thơ để ý bài thơ được liền mạch hơn.

- Ngôi Nhà Hoa Cỏ” đã thành công khi chọn thể thơ tự do 8 chữ, một thể thơ có cấu trúc độ dài câu vừa đủ, thích hợp để trang trải tâm tư theo phong cách kể chuyện, tâm tình.

Không sặc sỡ như những cành hoa được cắt tỉa tỉ mỉ, trang trọng đặt nơi nổi bật ở phòng khách, mà ngược lại, “Ngôi Nhà Hoa Cỏ” mang nét duyên dáng của người thôn nữ; như đóa hoa đủ độ sung mãn để nở giữa thiên nhiên ngát hương đồng cỏ nội. Không đủ độ sao được khi mà cây hoa nhỏ từ cái “… ánh mắt nhìn cháy bỏng” cho đến “Con chúng mình đã biết ngắm trước gương” là cả một quá trình trải qua biết bao nắng mưa, xuân hạ... thì cây hoa tình yêu hẳn nhiên phải được phát triển để đơm hoa kết trái là hợp lẽ. Điều đáng nói là bằng những từ ngữ, hình ảnh hết sức bình dị, đời thường, cùng với cách biểu đạt thật chân phương trong “Ngôi Nhà Hoa Cỏ” đã trở thành một không gian biểu cảm rộng mở để người đọc tự du lòng mình vào một trường liên tưởng cũng hết sức bình dị, đời thường của chính bản thân, đời sống mà chẳng phải bị tác động bởi sự gợi ý, dẫn đạo từ lời thơ.

Bình dị, đời thường, chân phương mà lại tạo nên sức liên tưởng mạnh, sâu cho mỗi tâm tư thì đó chính là “hương hoa thiên nhiên” vậy!

Chúc mừng bài thơ tác giả Nguyễn Thị Kim Liên cùng “Ngôi Nhà Hoa Cỏ” và những Chủ Nhân của nó.

02-03-10
Phieuvan_Thlangdu

http://phieuvan08.vnweblogs.com/

http://phieuvan08.vnweblogs.com/post/10982/217639

************************************************************

CHÚC MỪNG CẢM NHẬN HAY !

1.Hoa và cỏ thật mềm chiều nắng ấm
Gói lòng ta năm tháng gọi niềm thương
Hiên nhà êm những sợi ngọt đời thường
Vương trong gió lời thầm thì bến mộng

Tặng bạn để chúc mừng nè
Viết bởi sonata @ 13:48, 2010-03-04

**************************************

2.Em nhớ vô cùng căn nhà xưa mình ở
Chan chứa yêu thương, ngập nắng và hoa
Hạnh phúc đơn sơ nhưng thật thiết tha
Anh yêu ơi, em mong hoài được vậy...
Góp vui vài câu với bài thơ NGÔI NHÀ HOA CỎ của Nguyễn Thị Kim Liên...
Chúc em vui khỏe!

Viết bởi NGUYỄN NGỌC CHIẾN @ 14:27, 2010-03-04