Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

Ca khúc THÁNG BA CỦA EM - thơ Kim Liên - nhạc Lý Dũng Liêm



THÁNG BA CỦA EM


Tháng Ba của em là tấm gương soi

Ánh mắt mình lóng lánh

Tháng Ba bất ngờ trở lạnh

Em Nàng Bân trong ký ức của anh.


Trời bất chợt xám, bất chợt trong xanh

Em bất thần thấy mình đang đắm đuối.

Tháng Ba ơi, xin đừng lìa xa vội

Đã có gì đâu! Đã nói gì đâu!


Sao mỗi lần không được bên nhau

Sông Ngân Hà xa xôi, Vàm Cỏ Đông gần lắm

Con chim sáo sang sông, xổ lồng sáo tắm

Sông tháng Ba hồng thắm một lời mời.


Những Tháng Ba đã để lại trong đời,

Mùa hoan lạc, hoa đậu thành trái cấm

Em đợi anh, trao một lần áo ấm

Em Nàng Bân trong ký ức anh.


THƠ NGUYỄN THỊ KIMLIÊN

Ngày cá tháng tư (1/4)

[Lịch sử Không giống như hầu hết các ngày đặc biệt khác trong năm, ngày Cá tháng Tư có lịch sử không rõ ràng. Người ta coi Pháp là quê hương của ngày Cá tháng Tư. Năm 1564, vua Charles IX của Pháp, lúc đó 14 tuổi, quy định ngày 1 tháng 1 là ngày đầu năm thay vì 1 tháng 4 như dân chúng vẫn dùng trước đó. Quyết định này được áp dụng năm 1567. Tuy nhiên, do phương tiện liên lạc rất lạc hậu nên nhiều người không nhận được tin đổi lịch. Những người này tiếp tục coi ngày 1 tháng 4 là năm mới và bị những người khác cười vì điều này. Kể từ đó, họ hay tặng nhau những món quà nhỏ, những món quà hóm hỉnh không ngoài mục đích vui đùa. Dần dần họ chuyển sang nhiều hình thức khác ngoài tặng quà thì có thêm hình thức nói lên những điều không thực và không gây hại cho người khác để trêu đùa. Ngày này được gọi là ngày cá tháng tư vì hồi đó, họ thường tặng nhau những món quà liên quan đến cá. Nguyên tắc của ngày cá tháng tư là phải nói dối cho người khác làm theo hoặc tin mình. Nhưng sau đó phải đính chính lại ngay trong ngày. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia châu âu lại kéo dài trong 48 giờ theo NET