Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

TUYỂN THƠ_NGUYỄN THỊ KIM LIÊN __TẬP THƠ SẼ XUẤT BẢN_ 2014



TUYỂN THƠ_NGUYỄN THỊ KIM LIÊN __2014
TÁC GIẢ : SÔNG HƯƠNG
Sơ lược tiểu sử tác giả
Tên thật : Nguyễn Thị Kim Liên
Quê  quán : An Tịnh, Trảng Bàng, Tây Ninh
Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp Đại học Tổng Hợp TP HCM
 Cử nhân Khoa học Văn chương
Địa chỉ liên lạc: Hộp thư 1, Bưu điện Gia Lộc,
Trảng Bàng, Tây Ninh
Email: songhuongtn@yahoo.com.vn
ĐT: 01655906266
Giải nhất thơ dự thi Mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam năm 2007 và năm  2010 của Ngành Giáo dục
Có nhiều thơ , truyện ngắn , tiểu luận, in trên các báo , tạp chí Trung Ương và địa phương
Đã xuất bản riêng 3 tác phẩm thơ: + Ánh đèn phố núi, NXB Văn Nghệ TP HCM 2005, + Môi Ngọt, NXB Hội Nhà Văn TP HCM 2006, + Con sông chúng mình, NXB Thanh Niên TP HCM 2011
IN CHUNG NHIỀU TÁC PHẨM TRONG CẢ NƯỚC: Im lặng và nghe- Hà Nội, Theo dấu hiền tài-Đà Lạt, Bút Xuân 2&3- Hà Nội, Tạp chí Biển và Bờ- Hà nội, … Tuyển thơ Tây Ninh 2008 và Văn học Tây Ninh năm 20010 …
I/  Thơ Tây Ninh
1/ Giọt nắng
2/ Đồng xanh và con sông xanh
3/ Nhớ Vàm Cỏ
4/ Con sông chúng mình
5 / Không phải người đưa đò
6/ Mái trường mến yêu
7/ Ngôi nhà hoa cỏ
8/ Lên núi sớm nay
9/ Leo núi
10/ Tượng đài
11/ Về rừng
12/ Về Kim Liên (Về thăm quê Bác)
13/ Vườn hoa nhà em
14/ Thơ cho con
15/ Dòng sông kiến thức
16/ Ngày xuân núi Bà
17/ Hương sen
18/ Trong vườn hoa nhớ ai
19/ Ước vọng
20/ Viết cho ngày sinh nhật
21/ Chút lưu luyến sau ngày sinh nhật
22/ Tự cảm
23/ Thơ viết ngày Valenthin
24/ Mừng ngày vào nhà mới
25/ Bất chợt cánh hoa mua
26/ Trng Thu nhớ em
27/ Có một chút xuân
28/ Nhớ mẹ
29/ Không đề (Bông sen)
30/ Bến Cầu hôm nay
31/ Đêm Bến Cầu
32/ Con tôi đi hái hoa
33/ Tháng Ba của em
34/ Trở về
35/ Bến quê
36/ Chiều quê hương
37/ Xuân
38/ Tiếng chim lúc sáng xuân
39/ Mong ước ngày xuân
40/ Bình minh
41/ Xin làm ngươi mở cửa
42/  Con sinh ra giữa đạn bom
42/ Lời con gửi mẹ
43/ Trường xưa
44/ Tìm tôi
45/ Không đề (gọi)
46/ Trảng Bàng thương !
47/ Tuổi chín tìm mình   
48/ Tự bạch
II/ BÌNH THƠ KIM LIÊN
1.       Đằm thắm thơ Nguyễn Thị Kim Liên – Nguyễn Đức Thiện
2.       Người mẹ, người vợ trong thơ Sông Hương – Lê Văn Hồng
3.        Có một nàng thơ xứ Trảng – Trần Hoàng Vy
4.       Cảm nhận về bài thơ Ngôi nhà hoa cỏ - Huỳnh Quang Vinh - Phiêu vân
5.       “Không đề” bài thơ xác định thương hiệu thơ của Nguyễn Thị Kim Liên – Trần Hoàng Vy
6.       Bình bài thơ : Con sinh ra giữ đạn bom: Phan Tấn Lược- M CS
7.       Trăng – MCS
8.       Dịu dàng lục bát Kim Liên – Phan Thanh Phong







              HƯƠNG SEN
         Giữa đầm sen những bông sen
Hương hoa tung toả đua chen ngát trời
        Thương em giữa chốn tanh hôi
Mà thơm ngan ngát cho người vấn vương
        Mới hay giữa chốn dặm trường
Vẫn tìm được những nhuỵ hương say nồng
                                          NTKL



TRONG VƯỜN HOA NHỚ AI

Những cánh hoa nhẹ lay lắt lay
Nhắc lòng người đang tìm gọi ai
Cơn gió  thổi cháy bùng nỗi nhớ
Tìm người theo hương hoa bay bay
Tác giả : Nguyễn Thị Kim Liên






LEO NÚI
Núi Bà Đen thêm một lần leo lên
Mồ hôi tươm ra ướt từng chân tóc
Ngước mắt trông lên núi cao trước mặt
Và trời cao xanh thăm thẳm xanh

Mỗi bước leo để lại một nấc lên
Ngực dồn thở và tim dồn đập
Chông chênh gió và mây chông chênh
Như thể mình chìm dần và đá

Đất dưới chân tự bao giờ mòn thế
Tìm nhau mà thuộc cả lòng khe
Muốn có nhành hoa quên dốc cao chất ngất
Muốn ngọn gió thơm, mát mặt đến đê mê

Biết được gì mà leo mãi thế kia
Chỉ dốc đứng và gập ghềnh đá
Muốn làm con ong mơn trớn mật hoa
Bàn chân cứ bước lên hăm hở


Lên cao rồi muốn cao thêm chút nữa
Muốn bay cùng cánh bướm chập chờn
Muốn áp môi vào núi mà hôn
Dẫu núi chon von vẫn sải chân nhích tới

Tìm lắng sâu từ bàn chân bước vội
Phơi mìnhh trong trời đất mênh mang
Mỗi nhịp thở là mỗi lần hồi hộp
Trút hêt yêu thương dốc núi cứ thi gan

Núi Bà bước lên
chồn chân mỏi gối
vẫn cứ nhẩn nha trườn tới
Núi ơi!

THƠ NGUYỄN THỊ KIM LIÊN






VỀ KIM LIÊN
            (Về thăm quê Bác)
Kim Liên xa thẳm miền quê
Ngày vui nắng nỏ con về Kim Liên
Bần thần trước một hàng hiên
Xạc xào chân Bác – người hiền nhẹ nâng

Với nghìn dặm, dạ bâng khuâng
Hàng cau che mát một vầng bình yên
Kim Liên về đến Kim Liên
Cầm như sông suối đứng bên giậu này.

Nhớ Người sinh ở nơi đây
Muốn nhìn tận mảnh đất này Làng Sen
Đi vào chân bước lạ quen
Muốn reo lên lại nhớ quên nghẹn ngào

Trước lồng lộng gió trên cao
Lòng riêng xin được cúi chào Kim Liên
Chút tình riêng một đài sen
Kim Liên bé nhỏ một miền quê xa…

Hôm nay con trở về nhà
Cùng bông sen trắng toả ra hương ngàn
Từ Tây Ninh đến Nghệ An
Từ Trảng Bàng đến Nam Đàn… bao xa!?

THƠ NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
KỶ NIỆM CHUYẾN ĐI XUYÊN VIỆT














VỀ RỪNG
(Kính tặng Vườn Quốc Gia Lò Gò Xa Mát- Tây Ninh)

Có một ngày ta trở lại rừng
Được nghe lá cây vờn nhau xào xạc
Nghe khỉ bến Đà Ha đuổi nhau nháo nhác
Con suối Đà Ha vật vã ra sông
***
Có một ngày ta trở về rừng
Ngắm cánh hoa mua tím biếc
Giữa những trắng hồng và thơm ngàn ngạt
Những nguyên trinh và những hoang sơ
***
Ta tìm về dấu vết ngàn xưa
Trên cóc cáy vỏ cây đại thụ
Trời đất ngả nghiêng từng miếng da tróc lở
Mưa bão miên man cây vẫn vững vàng
***
Còn lắng nghe trong thăm thẳm của rừng
Bước chân hành quân chìm trong thảm cỏ
Góc nào bếp Hoàng Cầm ấm lửa
Rộn tiếng quân reo đánh giặc ngày xưa
***
Gặp lại rừng gặp lại khúc tráng ca
Rừng hiên ngang trước trùng trùng bão tố
Con người kiên trung trước hy sinh gian khổ
Và xanh cây thắm biếc ngàn hoa.

NGUYỄN THỊ KIM LIÊN



/NHỚ MẸ (2)
                     viết cho ngày 20/10
Đã từng thấy mẹ còng lưng
Cấy hàng mạ thẳng trên đồng mênh mông
Đã từng thấy mẹ ngóng trông
Những chiều nắng hạt chờ chồng chờ con

Nắng mưa làm mẹ héo mòn
Thân cò héo hắt vì con tảo tần
Bây giờ dẫu nhớ muôn phần
Làm sao gặp được một lần mẹ ơi !
Nguyễn Thị Kim Liên



THƠ CHO CON
      viết cho ngày sinh nhật con 30/11
Mẹ lần đầu đưa con đến lớp
Ngơ ngác như gà con lạc mẹ
Cô giáo ghé tai con thỏ thẻ
Con vẫy tay lòng mẹ lâng lâng

Mười hai năm mẹ vẫn bâng khuâng
Mỗi lần đầu đưa con tới lớp
Rồi một ngày nôn nao hồi hộp
Khi con được lớn khôn ra trường

Mười hai năm được sống yêu thương
Trong vòng tay ấp iu của thầy cô bè bạn
Để hôm nay có bước đi vững chắc
Vào đời và hướng đến tương lai

Con bây giờ có một ngày mai
Như bức tranh huy hoàng sán lạn
Mà ở đó là một trời hạnh phúc
Vẫn không quên ngày đến lớp đầu tiên
Nguyễn Thị Kim Liên


DÒNG SÔNG KIẾN THỨC
                        viết cho ngày 20/11
Sân trường
Tiếng ve ra rả
Sân trường
Rợp trời phượng đỏ
Thầy giáo nhìn bâng khuâng

Ngày mai sẽ ở sau lưng
Những ngày tới lớp
Những ánh mắt ngây thơ hồi hộp
Đợi thầy báo những tin vui

Ngày mai xa rồi
Những tấm bảng đen và viên phấn trắng
Những nụ cười ngây thơ trong sáng
Và những ước mơ trong trẻo hồn nhiên

Ngày mai gói lại vẹn tròn
Một đời chèo đò trên dòng sông kiến thức
Tháng năm tảo tần không đong đếm được
Một đời gắn bó với đàn em
Nguyễn Thị Kim Liên

VƯỜN HOA NHÀ EM
 Nơi này là mơ ước
Vườn hoa Lan nhà em
Hương hoa Lan ngọt lịm
Cánh hoa Lan dịu mềm
Em như cánh Lan mỏng
Bay giữ trời bao la
Mang hồn mình trải rộng
Cho đời thắm sắc hoa
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN


MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
Rồi có một ngày ta ngoái lại
Tìm  nét thân quen của ngây thơ
Của thời gắn bó cùng non dại
Các em và tôi chung mái trường xưa

Nhớ làm sao ánh mắt ngây thơ
Dõi nhìn tôi theo từng nét chữ
Những bụi phấn li ti bay bay phất
Cũng bâng khuâng cả cô lẫn trò

Tạm biệt các em… xa cả những ước mơ
Xa cả những nụ cười trong veo ấm áp
Xa cả những lúc chung nhau câu hát
Xa những bước chân líu ríu sân trường

Thôi thì gửi lại những yêu thương
Cho các em thơ một thời đẹp nhất
Mai có thể chỉ là ngày tạm biệt
Phía trước đường dài ta vẫn cứ gặp nhau
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN








CÓ MỘT CHÚT XUÂN

Có những cánh hồng chờ chút gió xuân
Rung rung nhẹ khi sớm mai vừa đến
Xao xuyến như đón lời hò hẹn
Và rưng rưng gợn chút bâng khuâng

Có những cánh hồng đợi chút mưa xuân
Cho mịn màng lớp phấn nhung phơn phớt
Cho tươi tắn tình người  một chút
Cho chúng mình như thế không phai

Có những cánh hồng xòe nở sớm mai
Đất trời thoang thoảng bay hương sắc
Ta tìm nhau trong thoáng đưa ngan ngát
Bóng hồng ơi thầm gọi bồi hồi

Mùa xuân về tung tỏa khắp nơi
Nhưng với em , cánh hồng nhỏ bé
Cũng đủ cho em một trời xuân mới mẻ
Như là ở trong đó có anh !
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN




BẤT CHỢT CÁNH HOA MUA
Giữa đồng hoang đi tìm ngọn gió
Cho mình reo khúc hát mùa Xuân
Tìm một cánh hoa mong manh nhỏ
Cho mình tươi tắn giữa trong ngần
Một mình thôi lạc lõng giữa đồng hoang
Bông cỏ may vô tình không kết được
Thơ thẩn tưởng như mình cô độc
Ơ kìa ! Tím biếc cánh hoa mua !
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

TRUNG THU NHỚ EM

Trung Thu này mưa lạnh trời
Những giọt nước cứ cuốn trôi nỗi lòng
Trung Thu cứ nhớ và mong
Ánh trăng lấp lánh cánh đồng mênh mang

Nhớ sao nhớ đến miên man
Những giọt nắng của thu vàng dịu êm
Nhớ sao ánh mắt của em
Cứ lúng liếng cứ dịu hiền sắc Thu

Trời Thu trĩu nặng giọt mưa
Nỗi nhớ em ngọn gió đưa bồng bềnh.

NGUYỄN THỊ KIM LIÊN





THƠ VIẾT NGÀY SINH NHẬT !
Trời hôm nay bỗng như trong hơn
Bầy chim hôm nay tưng bừng ríu rít
Như muốn cùng tôi mừng sinh nhật
Nhánh phong lan xòe nở rung rinh
Mỗi lần nhớ đến ngày sinh
Là mỗi lần nôn nao nhớ mẹ
Ngày xưa đạn bom là thế
Vẫn mỉm cười lúc mẹ sinh con
Mẹ ru con trong tiếng súng vang rền
Tiếng ru cũng làm cha vững chí
Con là một mầm non nhỏ bé
Đang mong chờ nụ hôn của cha
 Chiến tranh bây giờ đã lùi thật xa
Sinh nhật con quê hương bình yên quá!
Cánh đồng mênh mông dập dờn sóng lúa
Trẻ thơ tung tăng rộn rã trường làng
 Sinh nhật tôi mà lòng dạ xốn xang
 Nhớ mẹ cha xưa gian nan vất vả
Cho con làm người giữa bom rơi đạn nổ
Cám ơn người đã tạc dáng hình con
Thơ  NGUYỄN THỊ KIM LIÊN


CHÚT LƯU LUYẾN SAU NGÀY SINH NHẬT
*Ngày sinh
Muốn có cho mình
Bài thơ viết về những ngày đang sống
Nghe lồng lộng
Tiếng lòng mình , khúc hát ngọt ngào
Nghe xôn xao
Nhịp con tim rạo rực
Như ngày nào náo nức
Được nghe lời tỏ tình yêu thương
*Ngày sinh
Muốn kể cho mình với bạn bè bốn phương
Về những ngày đang sống
Những ngày chưa chan nồng đượm
Này chồng
Này con
Này tiếng cười ríu rít
Này bữa cơm ấm cúng lúc chiều về
*Sinh nhật
Nếu được ước một điều quý nhất
Ước rằng trong căn nhà bé nhỏ yêu thương
Luôn có những tiếng nói dịu dàng
Những nụ cười đằm thắm
Những nụ hôn ngọt lịm
Trao nhau,
                  NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

 ƯỚC VỌNG 
Một bông hoa nở lúc sớm mai
Sương từng giọt lung linh cánh mỏng
Đứng bên em và trong thầm lặng
Môi run lên ấp nhẹ nhụy hoa em

Mà sao em cứ thế lặng im
Biếc thắm cho ai mà quyến rũ
Xòe nở cho ai mà rực rỡ
Cho người ta xao xuyến lâng lâng

Sớm mai có một chút bâng khuâng
Bởi em một bông hoa xòe nở
Ta những mong được nhiều hơn thế nữa
Những nồng nàn cháy khát từ em

Nhưng mà thôi một cánh thắm dịu êm
Chút ngọt ngào từ em tung tỏa
Một sớm mai thế là giàu quá!
Một ngày vui dào dạt từ em
   Thơ Nguyễn Thị Kim Liên





MỪNG NGÀY VÀO NHÀ MỚI
Nghe vui sao chuyện hôm nay
Ngôi nhà mới tự đất này mọc lên
Ngoài kia lan nở đua chen
Trong nhà hạnh phúc càng thêm nồng nàn
***
Đã bao ngày tháng gian nan
Chồng vất vả vợ lo toan từng ngày
Bây giờ thỏa ước mơ này
Ngôi nhà hạnh phúc tràn  đầy yêu thương
***
Niềm vui, vui đến nghẹn lòng
Muốn reo vang vọng mênh mông đất trời
Mà sao xúc động nghẹn lời
Mắt rưng rưng, với nụ cười rưng rưng...!.,
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN



. TỰ CẢM

Một ngày đẹp nắng vàng tươi
Một đêm đẹp sáng trắng trời đầy sao
Một dòng sông đẹp sóng trào
Một đồng quê đẹp ngạt ngào lúa thơm

Một vùng biển đẹp cánh buồm
Một rừng cây đẹp lá vương lưng trời
Một nhà ngói đỏ đẹp tươi
Một vườn hoa đẹp ngời ngời sắc thu

Một đường phố đẹp bất ngờ
Một đàn em nhỏ ngây thơ bên mình
Bảng đen phấn trắng rung rinh
Run run bài giảng đầu tiên trong đời

Một mình một đất một trời
Lâng lâng đón ánh mắt cười trẻ thơ

Thơ NGUYỄN THỊ KIM LIÊN





THƠ VIẾT NGÀY VALENTINE

Muốn chui vào lòng đất thật sâu
Để được cháy thành tro trong nham thạch
Lại có lúc muốn cuộn mình trong bão táp
Để xoay trong cuộc sống vuông tròn

Ai có thể gọt lại gọn thời gian
Ai có thể vo tròn ký ức
Để tôi lăn lội tìm về trước
Thấy mình trong nồng nàn xưa

Thưở từng yêu một chút tím hoa mua
Chút phấn trên cánh hồng mỏng mảnh
Từng lon ton giỡn đùa cùng cánh bướm
Nên giờ đây tình yêu vẫn thế đầy tràn

Ô kìa có ai đó ngoài sân
Tiếng nói líu lo như chim hót
Bỗng muốn được tung mình nhảy nhót
Và tôi lại tìm thấy tôi

Bỗng vừa mới nhận tin của ai
Có người lại về trong trí nhớ
Đất trời vẫn còn đẹp thế
Thế thì đời vẫn cứ còn tươi

Valentinne ơi, valentinne ơi
Nhắc nhở ta hoài yêu thương một thuở
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN



NGÀY TẾT KHÔNG HOA
                        Tặng con gái yêu
Cành mai con tôi cắm vào chiếc bình
Chiếc bình quanh năm nằm lặng im trên kệ
Những bông mai vàng nở xòe tung tóe
Rụng đầy nhà khi Tết chưa về
Tôi lại mang chiếc bình đặt lên trên kệ
Thế là Tết trong nhà không hoa
Có bóng con tôi thấp thoáng vào ra
Và tiếng cười rúc rích khắp nhà
Thế mà vui suốt mấy ngày đón Tết
Niềm vui không cần hương thơm và màu sắc
Trên kệ chiếc bình trầm mặc
Lạnh lùng phủ bụi thời gian
                                    Nguyễn Thị Kim Liên



. CON TÔI ĐI HÁI HOA
                        Tặng Châu – con gái nhỏ
Chiếc giỏ nhỏ trong tay
Con tôi xách dọc theo con hẻm
Bông hường, bông tím
Bông dâm bụt dịu dàng
Bông hoa giấy mỏng manh
Cả những bông hoa dại
Nho nhỏ, xinh xinh
Con tôi kết thành một giỏ
Một giỏ đầy hoa
Một rừng hoa theo con về nhà
Ngắt bông đỏ tặng ba
Ba luôn mạnh mẽ
Ngắt bông trắng tặng mẹ
Mẹ bao giờ cũng hiền
Còn phần con
Là những bông màu hồng
Bao giờ con cũng nhiều mơ ước
Hồng như sắc thắm mùa xuân
Nguyễn Thị Kim Liên



NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

XIN LÀM NGƯỜI MỞ CỬA

Những đúa trẻ nhìn lên
Ánh mắt như những ánh sao xa lắc
Ngàn câu hỏi trong cái nhìn ngơ ngác
Tại sao, tại sao thế ? Thưa cô?

Giữa mông lung thế giới mơ hồ
Các em lạc giữa khoảng không xa lạ
Bài giảng nào cũng chỉ là gợi mở
Bắt đầu cho một chặn đường dài

Các em nhìn lên, ánh mắt ngỡ ngàng
Khiến tôi cũng băn khoăn tự hỏi
Biết làm sao giúp các em gỡ rối
Giữa mênh mông cuộc sống đan xen

Một chút thôi một chút thôi em
Điều tôi nói xíu xiu nho nhỏ
Các em đừng nhìn tôi như thế
Kẻo tôi buồn vì sức quá nhỏ nhoi

Các em còn đó một ngày mai
Đời sẽ cho nhiều bài học nữa
Tôi, xin được làm người mở cửa
Đưa các em vào với đất trời 
Thơ NGUYỄN THỊ KIM LIÊN




            LỜI CON GỬI MẸ

( Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam )
Yêu con từ thưở còn thơ
Mong con từng phút, từng giờ lớn lên
Mỗi tiếng nói mỗi niềm tin
Cho con vững chãi bước trên trương đời
Bên trang giáo án mẹ ngồi
Là nguồn sức mạnh làm người cho con

Một chén cơm, tô canh ngon
Mẹ cho con cả quê hương cội nguồn
Này hạt gạo trắng thơm thơm
Này cọng rau ngọt trên đồng ruộng quê

Thương con dù nắng hay mưa
Mẹ vẫn tần tảo sớm trưa nhọc lòng
Ngày một mong, ngày hai mong
Con thành người giữa mênh mông cuộc đời

Thương mẹ nói biết bao lời
Cũng không hết được công người mẹ yêu
Dù rằng hứa hẹn bao nhiêu
Không bằng làm được những điều mẹ mong
             (Viết lại từ lời của con gái tôi)
                 NGUYỄN THỊ KIM LIÊN











TRƯỜNG XƯA

Thế là ta đã  xa trường
Sáng  dậy vẫn thấy tùng tùng trống vang
vẫn nghe tiếng  trẻ rộn ràng
Nhớ bụi phấn đến xốn xang trong lòng

Đâu đây những cánh phượng hồng
Bay về trong nỗi nhớ mong cồn cào
Nhớ trang giáo án ngày nào
Những sao những tiếng ngọt ngào gọi cô

những mong cho đến bao giờ
Gặp lớp học với mắt ngơ ngác nhìn
Các em như uống vào tim
những bài cô giảng niềm tin vun đầy

Mong sao bỗng được thế này
đến trường xưa với những ngày năm xưa

NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
















TÌM TÔI

Về đời thương tôi để quên em
Trang giáo án thời gian bụi tấp
Ngày ấy em gọn gàng ngăn nắp
Chất chứa bao nhiêu tri thức trong em

Đã trầm mặc bên em đêm đêm
những gạch xoá, những dấu huyền, dấu sắc
Những lục bát tháng ngày dăng mắc
Những khúc tự do gói lại trong em

Thế giới trong  này như rộng ra thêm
Khi  em mở ra những giờ lên lớp
Thương lắm những học trò ngơ ngác
Với những vần thơ và chuyện đời người

Thế là từ nay bụi đã phủ dày
Phủ luôn cả một chuỗi đời kỷ niệm
Thôi thôi nhé cất em đi giáo án
Và lâu lâu tìm lại nguồn vui

Tìm luôn cả những nụ cười
của em nhỏ và tìm tôi một thời.

NGUYỄN THỊ KIM LIÊN




 KHÔNG ĐỀ (G)
Đêm qua từng giọt mưa ướt lạnh
Sớm nay trời xanh lại trong veo
Nỗi nhớ đêm chông chênh sóng sánh
Tiếng ai từ sớm gọi như reo .
NGUYỄN THỊ KIM LIÊN


 BẾN QUÊ
Mỗi chiều ra bến sông quê
Nghe tiếng sóng, tiêng thuyền ghe cặp bờ
Dập dền theo tiếng sóng xô
Nghe đâu đó tiếng ngày xưa vọng về
                        
Đầu rồi những tiếng gươm khua
Đâu rồi tiếng giã bàng khuya bập bùng
Đâu rồi câu lí người thương
Những bước chân mở rừng hoang đâu rồi

Bến sông bổi hổi bồi hồi
Nghe con nước hát những lời đầy vơi
Hát rằng người hỡi người ơi
Thương cho đất mẹ một thời gió sương

Một thời gai góc đoạn trường
Để bây giờ có bến sông dập dìu
Lòng người nở đóa yêu thương
Tiếng cười rộn cả những chiều sông quê
                                                Nguyễn Thị Kim Liên


 TRẢNG BÀNG THƯƠNG!

Tôi biết quê hương từ những ngày mới lớn
Khi trường làng mở cửa tiếng ve kêu
Chiều theo mẹ ra đồng thăm lúa trổ
Lội mương kênh, cố vớt mấy hoa bèo

Miền đất Trảng, đồng cò bay thẳng cánh
Lúa mênh mông trải thảm tận chân trời
Tôi bé nhỏ bên đàn trâu cần mẫn
Khói đốt đồng bay trắng với trời mây

Tính con gái rụt rè hay mắc cỡ
Khi bạn bè trang lứa rủ đùa chơi
Chúng bắt cá , mò cua, cởi trần, bơi tắm,
Tôi ngồi bờ , không dám xuống ao sâu

Quê hương ơi ! Bên tôi gần gũi lắm !
Con đường làng, hàng cổ thụ già nua
Những mái ngói, nhà tranh , người thôn xóm
Đến bây giờ còn vọng tiêng giã bàng khuya

Tôi lớn lên và quê hương cũng lớn
Nhọc nhằn xưa , cơ cực đã sang trang
Khu công ngiệp- phố phường hoa lệ quá !
Ôi ! Làm người, ai sống thiếu quê hương !?

THƠ NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
. CON SINH RA GIỮA ĐẠN BOM

Thuở ấy cha vào du kích
Mẹ luồn giữa hàng tầm vông
Khoét những căn hầm bí mật
Chờ đón cha về đêm đêm

Ngày mẹ ra đồng cấy gặt
Thấp thỏm nghe tiếng súng xa
Râm ran những viên đạn nổ
Mẹ tìm tiếng súng của cha

Lũ giặc đi ruồng đi bố
Mẹ lo thấp thỏm đứng ngồi
Đêm nghe bước chân đạp cỏ
Vỡ hòa lòng mẹ niềm vui

Mỗi lần cha về vội vã
Nồng nàn chan chứa yêu thương
Trong ánh đèn dù chớp lóa
Mẹ đã
Tượng hình hài con

Cha vẫn ngày đi đánh giặc
Mẹ vẫn ngày ngày nuôi con
Vú mẹ mồ hôi mặn chát
Đêm về cha khét nụ hôn

Đất nước, quê hương ngày ấy
Bao người như mẹ như cha
Bao nhiêu đứ con cũng vậy
Đạn bom vẫn cứ sinh ra
 
Thơ NGUYỄN THỊ KIM LIÊN



TRỞ VỀ
Trở về với khoảng trời xưa
Tìm trong ký ức giấc mơ thiếu thời 
Vườn ai hoa cúc vàng tươi
Nhởn nhơ bướm trắng đậu rồi lại bay

Gốc si xưa lá rụng đầy
Cầu tre nghiêng dáng hao gầy tháng năm
Đường xưa đâu những dấu chân
Đồng xưa đâu tiếng thì thầm ngày xanh

Một đời gấp gáp trôi nhanh
Khoảng trời xưa đã trở thành xa xôi
Trở về tìm ánh trăng rơi
Giật mình gặp sợi mây trời tương tư

Trở về tìm lại tuổi thơ
Nỗi buồn đẫm cả cơn mưa cuối chiều

Thơ NGUYỄN THỊ KIM LIÊN


. TUỔI CHÍN TÌM MÌNH

Mấy mươi mùa sen tàn trước mắt ta
Mấy mươi cuộn lá vàng rơi trước ngõ
Bao trận khóc cười câu thơ dang dở
Viết tặng người cũng là viết cho tôi

Câu thơ gì viết ở tuổi mấy mươi
Sợi tóc rối , chữ quên chữ nhớ
Câu thơ nào mộng mơ một thuở
Câu thơ nào níu được tháng năm trôi

Số đa đoan mà mắc nợ đời
Trăm lần vay chưa một lần được trả
Biển đời dâng dâng , ngàn con sóng vỗ
Tôi con thuyền lầm lũi giữa khơi xa

Có điều gì giăng mắc những ngày qua
Có gì trăn trở ngày đang sống
Nhiều lắm khát khao quá nhiều hoài vọng
Cứ bộn bề khắc khoải trong tôi

Tôi tìm rơi vãi tháng năm trôi
Mong gom lại những gì đã mất
Nâng từng đọt mầm mong manh nhất
Để tìm mình giữa cái tuổi mấy mươi !

Thơ NGUYỄN THỊ KIM LIÊN


CHIỀU QUÊ HƯƠNG

Dịu xanh mát rặng tầm vông
Đàn bò đủng đỉnh chiều hôm gom bầy
Cánh diều no gió tung bay
Khói đồng nghi ngút nồng cay giấc chiều

Nắng chiều đổ bóng xiêu xiêu
Chuông chùa đổ, tiếng mõ kêu yên bình
Bếp nhà ai khói nhẹ tênh
Đàn kìm ai gửi tâm tình cho ai

Hương thơm trái chín đâu đây
Gió  đưa những tiếng gái trai hẹn hò
Vẳng nghe câu hát ầu ơ
Kẽo cà , kẽo kẹt võng đưa nhịp nhàng

Bóng chiều cứ nhè nhẹ buông
Ở đâu cũng nhớ quê hương chiều chiều
 Thơ NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
Đăng trên báp tạp chí Văn Nghệ Tây Ninh số 27/2008
                     Tháng 7-8/2008


38. TỰ BẠCH

Tôi bảo tôi rằng đây lần cuối
Viết những dòng mà tự gọi là thơ
Trong lòng ngổn ngang nhiều nỗi
Biết có dừng không , liệu có dừng không

Có một chiều tôi nghe tiếng đàn
Lại một chiều nghe dòng sông đang hát
Có lúc thấy đồng xanh bát ngát
Cánh cò bay.  Liệu có dừng không ?

Có những sớm mai tỏa nắng hồng
Có những lần nghe gọi đò tha thiết
Bên tôi những học trò mải miết
Những nụ cười . Liệu có dừng không?

Đời cứ trôi , tôi người giữa dòng
Chèo hay lái một mình tôi ráng sức
Bến bờ nào còn chờ phía trước
Muốn dừng liệu có dừng không ?

Còn niềm yêu của con và chồng
Bữa cơm chiều nồng nàn ấm cúng
Một ngày xa, một ngày trông ngóng
Liệu có dừng , có dừng không?

Tôi đành phải buông
Chờ ngày mai
Ngày mai
Mới biết
Thơ NGUYỄN THỊ KIM LIÊN



Chú thích: “N.O.L” là tên của chồng tôi




II/ BÌNH THƠ KIM LIÊN
CON SINH RA GIỮA ĐẠM BOM - VỚI 2 LỜI BÌNH
****
 CON SINH RA GIỮA ĐẠN BOM
– Thơ Sông Hương
(Viết tặng những người con sinh ra giữa đạn bom năm  1968-Mậu Thân)
Thuở ấy cha vào du kích
Mẹ luồn giữa hàng tầm vông
Khoét những căn hầm bí mật
Chờ đón cha về đêm đêm

Ngày mẹ ra đồng cấy gặt
Thấp thỏm nghe tiếng súng xa
Râm ran những viên đạn nổ
Mẹ tìm tiếng súng của cha

Lũ giặc đi ruồng đi bố
Mẹ lo thấp thỏm đứng ngồi
Đêm nghe bước chân đạp cỏ
Vỡ  òa lòng mẹ niềm vui

Mỗi lần cha về vội vã
Nồng nàn chan chứa yêu thương
Trong ánh đèn dù chớp lóa
Mẹ đã
Tượng hình hài con

Cha vẫn ngày đi đánh giặc
Mẹ vẫn ngày ngày nuôi con
Vú mẹ mồ hôi mặn chát
Đêm về cha khét nụ hôn

Đất nước, quê hương ngày ấy
Bao người như mẹ như cha
Bao nhiêu đứa con cũng vậy
Đạn bom vẫn cứ sinh ra

Thơ Sông Hương-NTKL

(Bài thơ này đã được một nhà báo Tây Ninh viết bài bình đăng trên báo Văn nghệ Tây Ninh –  và trên báo Sở Giáo Dục & Đào Tạo Tây Ninh)

1./ LỜI BÌNH : Phan Tấn Lược 

Tôi cứ bị cuốn hút trước bài “Con sinh ra giữa đạn bom” của Sông Hương (NTKL) đăng trên trang thơ đặc san Giáo dục Tây Ninh số 39/2006. Bởi lối vào bài thơ rất tự nhiên , rất nhẹ nhàng mà để lại ấn tượng trong lòng người đọc:
“Thuở ấy cha vào du kích
Mẹ luồn giữa hàng tầm vông
Khoét những căn hầm bí mật
Chờ đón cha về đêm đêm”

Hình ảnh người vợ lặng lẽ lo cho chồng có nơi đi về bình an, dù phải tảo tần  “khoét” từng căn hầm được tác giả dựng lên thật đẹp.Tuy nhiên , theo tôi ở câu thứ tư , nếu tác giả sử dụng chữ “đêm đông” thay cho “đêm đêm” ắt sẽ hay hơn . Chẳng những tứ thơ sẽ hòan chỉnh về vần điệu mà cò thể hiện được sự trống vắng trước nỗi mong chờ của người phụ nữ có chồng đi kháng chiến. Điều này sẽ rõ hơn qua những khổ thơ sau.
Điểm độc đáo khác mà tác giả đã lôi cuốn được người đọc qua những từ rất tượng hình. Đồng thời tác giả Sông Hương còn khắc họa được hình ảnh người phụ nữ dù bận rộn với bao công việc bộn bề nhưng lòng vẫn hướng về người chồng thân yêu của mình, mỗi khi nghe tiếng đạn từ xa:
 “Râm rang những viên đạn nổ
Mẹ tìm tiếng súng của cha”
Thường khi nghe tiếng súng nổ thì bao người lo lắng , không riêng cho bản thân mình mà còn cho cả người thân , nhất là “ người ấy” đang ở nơi chiến địa. Vậy mà tác giả đã lột tả được sự khoắc khoải mong chờ  cũng như sự hãnh diện của người vợ . Thật tuyệt vời ! Tình thương yêu và sự thông cảm của hai người dành cho nhau thật là sâu sắc , người còn biết được đâu là tiếng súng của chồng mình.
Chưa hết , tác giả còn thể hiện được hai trạng thái : nỗi lo và niềm vui của người vợ , người mẹ rất sắc nét qua khổ thơ thứ ba:
 “Lũ giặc đi ruồng đi bố
Mẹ lo thấp thỏm đứng ngồi
Đêm nghe bước chân đạp cỏ
Vỡ òa lòng mẹ niềm vui”
Hai câu đầu của khổ thơ thứ ba này “đắc”, bởi qua đây người đọc sẽ thấy ngay nỗi lo đến cuống cuồng của người vợ, -Vâng, không chỉ cho mình cho con , mà người phụ nữ còn lo cho chồng. Và khổ thơ sẽ tuyệt vời hơn nếu tác giả dùng từ “động cỏ” thay cho “đạp cỏ”. Chính điều này thể hiện được ngoài nỗi lo triền miên , còn có cả sự chờ mong luôn dâng trào trong lòng người vợ , chỉ … “nghe  bước chân đạp cỏ”thôi, cũng đủ vui và biết chắc đó chính là bước chân của chồng về thăm vợ, thăm con.
Tác giả còn đưa ra những chi tiết nhỏ, rất đời thường mà thể hiện được nỗi nhọc nhằn của người cha, người mẹ:
“Vú mẹ mồ hôi mặn chát
Đêm về cha khét nụ hôn”
Hay nhất  có lẽ là khổ thơ cuối . Nếu chỉ đọc mỗi một khổ thơ này thôi thì thấy không có gì đáng nói , nhưng qua những hình ảnh, những chi tiết mà tác giả lột tả ở phần trên mới thấy được hình ảnh riêng này , không còn riêng nữa , bởi:
 “Đất nước, quê hương ngày ấy
Bao người như mẹ như cha”
Nhọc nhằn, khốc liệt trong chiến tranh là vậy, nhưng có một điều, đó là tình yêu không bao giờ mất. Dù cuộc sống muôn vàn khó khăn, vất vả, nhưng con người khi đã yêu nhau thì không có một thứ gì ngăn cản được, ngay cả cái chết cứ luôn rình rập,  mà vẫn không sợ, cứ lo mãi cho nhau.
“Bao nhiêu đứa con cũng vậy
Đạn bom vẫn cứ sinh ra “
                                                    Lời bình : PTL

******************************************************************************


 2./ LỜI BÌNH: MCS

Nghĩ về bài thơ CON SINH RA GIỮA ĐẠN BOM
                                                                 của Sông Hương

Tôi đọc đi đọc lại bài thơ CON SINH RA GIỮA ĐẠN BOM với lời bình bài thơ ấy của Phan Tấn Lược Trên văn nghệ Tây Ninh - số 10-11-2006) mà  cứ trăn trở mãi về sự tài hoa của Sông Hương khi “kể lại”  một cảnh tình rất thực, rất bi tráng của một thời kháng chiến cứu nước  của dân tộc.
Một người vợ trẻ có chồng đi du kích, đảm đang , kiên trung, bám trụ lại vùng địch chiếm.
“Mỗi lần cha về vội vã
Nồng nàn chan chứa yêu thương
Trong ánh đèn dù chớp lóa
Mẹ đã
Tượng hình hài con”
Đèn dù chớ không phải đèn dầu – Đèn của chiến tranh, chết chóc- cần gì phải nói máy bay, xe tăng, đạn súng? Sông Hương chỉ cần hai chữ ĐÈN DÙ  là đã lột tả trọn cảnh tình chiến cuộc , của một vùng quê địch tạm chiếm, - Vậy mà giữa cái sống và cái chết ấy vẫn có cuộc ái ân hạnh phúc, khi ANH chồng du kích “mò” về thăm vợ:
-“ Trong ánh đèn dù chớp lóa
Mẹ đã
Tượng hình hài con”
Người vợ lo cho sự bình an của chồng, gánh chịu gian nguy và dấn thân với chồng bằng cách của một ngươi phụ nữ khôn ngoan:
-“Thuở ấy cha vào du kích
Mẹ luồn giữa hàng tầm vông
Khoét những căn hầm bí mật
Chờ đón cha về đêm đêm”
Không phải một mà là “những căn hầm” . ÔI ! vô cùng gian nguy , vô cùng nặng nhọc đối với sức vóc người vợ trẻ trong thơ Sông Hương. Phải hiểu rằng du kích (khác với bộ đội chính quy) là ở chỗ , lẫn trong địch, mà đánh phá địch, hoạt động theo chiến thuật phân tán, nhỏ lẻ, “xuất kỳ bất ý công kỳ vô bị” chống lại kẻ địch mạnh hơn ta nhiều lần. Khi không hoạt động được thì hầm bí mật là nơi an toàn nhất. Người vợ kiên trung trong thơ Sông Hương , đã biết điều đó nên:
Mẹ luồn giữa hàng tầm vông”
Để:
“Khoét những căn hầm bí mật”
Rồi mong mỏi:
Chờ đón…   đêm đêm”
Khoét hầm bí mật để che chở cho chồng, chăm sóc tiếp viện cho chồng kháng chiến. Với hoàn cảnh ấy, thế mà Cụ Lược lại bảo:
“Chờ đón cha về đêm …Đông”
Thì có … méo quá không? Có công thức, cách điệu quá không? Đọc chữ “Đêm Đông” hơi hướng "quý tộc", và xa thực tế quá.(Xin để tác giả Sông Hương thẩm định). Tôi nghĩ chữ ”đêm” đọc với chữ “vông”thì có lạc vận lắm đâu?. Đồng ý là âm , tuy có khác, nhưng vần và điệu thì không có vấn đề  . Ở thể thơ Sông Hương đang dùng , đâu nhất thiết phải …”đóng niêm” như Đường luật(?). Nếu “giảng- chuyển” như Cụ Lược thì không lẽ Sông Hương lại “ngố” đến nỗi không biết việc này (!). Trong khi đã cho ra  “Môi ngọt” ( đều là thơ). Có người vợ trẻ nào sống trong hoàn cảnh ấy mà : - “Chờ đón chồng đến đêm Đông mới về”???. Chẳng lẻ những đên Xuân, hạ , thu, người chiến sỹ du kích kia …. Được về hoài làm vợ chán rồi chăng? Hay người vợ chỉ cần người chồng về trong đêm Đông như các văn nghệ sỹ thường viết cho thơ mộng? Các hoàn cảnh của (Con Sinh Ra Giữa Đạn Bom) nó khác hoàn cảnh của chinh phu , chinh phụ ngày xưa … xa lắm ! .
Sông Hương biểu lộ chính xác nỗi lo sợ của người vợ hiền có chồng làm du kích:
-“ Lũ giặc đi ruồng đi bố
Mẹ lo thấp thỏm đứng ngồi”
Và khi nghe:
- “Râm ran những viên đạn nổ
Mẹ tìm tiếng súng của cha”
Sông Hương  đã… in được tiếng súng của du kích : “Tắc cù, tắc cù” từng phát một mà ăn chắc , khốc liệt làm kẻ địch phải khiếp – đâu có thừa mứa khí tài kỹ thuật như đối phương mà vãi đạn ào ào , cuống cuồng, hoảng loạn, khi bị du kích tấn công, . Người vợ phân biệt và “tìm” được tiếng súng của chồng là như thế.
-“ Đêm nghe bước chân đạp cỏ
Vỡ òa lòng mẹ niềm vui”
Sông Hương thật sâu sắc khi đưa hai chữ “vỡ hòa” để diễn tả tâm trạng lo lắng dồn nén của người vợ . Không vui sao được khi trận chiến vừa qua được , mà chồng mình vẫn bình an trở về? Không mừng sao được khi đang cô đơn, lo sợ , khát khao yêu đương mà được ôm chồng trong vòng tay giữa cái sống và cái chết ?
Tôi nghĩ hai câu thơ trên là “giàu” chớ không “đắc” – Giàu cảm xúc, giàu thực tiễn, giàu kỹ năng,  bút pháp- Không hề gượng ép,  sắp dủa, và rất mạnh khỏe, không bị nhiễm bệnh “văn chương” . Anh du kích với dép cao su truyền thống lúc nào cũng dè dặt , thận trọng, trong từng hành động, từng đường đi,  nước bước. Cách mạng không cho người làm kháng chiến hời hợt, mất cảnh giác, thì làm gì có chuyện … tự do đi lại ào ào mà “động cỏ”- như Cụ Lược đã nêu – Mà nếu cỏ có …  “cục cựa” thì chắc gì … nghe được ? Sông Hương  hẳn đã cân nhắc kỹ khi dùng từ ĐẠP (cỏ) - Rất riêng, rất chính xác với bối cảnh:
Đêm nghe bước chân đạp cỏ”
(Không phải động cỏ)
Chỉ có người vợ của thơ Sông Hương mới cảm nhận được BƯỚC CHÂN ĐẠP CỎ thân yêu và quen thuộc của chồng – không hề nhầm lẫn với bước chân người hang xóm hay bước chân kẻ thù rình rập , thậm chí đến bước chân của con mèo , con chó chạy qua. Và rồi cái chuyện nàng ao ước đã đến:
Trong ánh đèn dù chớp lóa
Mẹ đã
Tượng hình hài con”
 Sông Hương “Chảy” dòng thơ theo mạch sống bi tráng của một thời kháng chiến đầy gian khổ :
“Vú mẹ mồ hôi mặn chát
Đêm về cha khét nụ hôn”
(Chữ Đêm của câu thơ này  nó “nhấn lại”  chữ “đêm” mà Cụ Lược muốn sửa  qua chữ “Đông” trên kia vậy). Cuộc sống, cảnh tình, cảnh đời , của người vợ trong thơ Sông Hương đâu có “tảo tần”  đơn giản như người vợ của Tú Xương là:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Rất tiếc  Cụ Lược cho cái giá trị của người vợ có chồng đi kháng chiến trong thơ Sông Hương “nhẹ” quá. Chỉ "tảo tần” thôi ư? Theo một dòng chảy trình tự của bố cục chặt chẽ . Cuối cùng Sông Hương cũng thở phào , thoát ra khỏi cảnh chiến tranh tàn khốc :
Đất nước, quê hương ngày ấy
Bao người như mẹ như cha
Bao nhiêu đứa con cũng vậy
Đạn bom vẫn cứ sinh ra”
Những đứa con đó có thể là Sông Hương , là tôi hay là cả một thế hệ đang sống và  làm việc bây giờ. Có đọc “Văn Nghệ Tây Ninh” mới thấy cái đa dạng của tờ tạp chí này . Riêng chỉ một “Góc bình thơ”thôi, cũng hấp dẫn , thú vị lắm rồi. Thơ mà không có bình thì thiếu … cân bằng âm dương mất !. Bây giờ có nhiều “nhà thơ” quá. Nhiều thơ mà không có đất bình thì có khác gì một vườn cây cảnh mà thiếu người sửa cây,  khác nào tấm gương mà không tráng thủy thì làm sao soi được?
Âu cũng nên có nhiều “GÓC BÌNH THƠ”như “Văn Nghệ Tây Ninh
Để giúp bạn đọc thẩm thấu thêm thơ  và để giúp tác giả định hình chính mình.

                                                             Lời bình : MCS
*Lời nhận xét 2 bài bình :Hai lời bình từ hai cách nhìn đối với bài thơ CON SINH RA GIŨA ĐẠN BOM, nhưng đều nói lên được cái chất nhân văn, lãng mạn đầy bi tráng của con người trong cuộc chiến tranh khốc liệt.
Viết bởi Thanh Cao @ 08:43, 2010-01-3



Bình bài thơ Ngôi Nhà Hoa Cỏ
Lời bình: Phieuvan_Thlangdu


NGÔI NHÀ HOA CỎ
Thơ: Nguyễn Thị Kim Liên

Chợt nhận ra mình đứng giữa cỏ hoa
Ngôi nhà nhỏ, bình yên lòng thị trấn
Gió và nắng! Tiếng xe trôi bất tận
Thành thân thương như máu thịt của em rồi.

Và mỗi chiều ta lại gọi: mình ơi!
Anh vẫn thế, dù tháng năm từng trải
Em đã bớt những ngây thơ, vụng dại
Con chúng mình đã biết ngắm trước gương

***

Hạnh phúc trong tay, dù rất đời thường
Dẫu có lúc xô nghiêng về chỗ thấp
Nhưng em biết, em dễ gì có được
Hoa mười giờ vẫn nở giấc ban trưa

***
Nếu được trở về với kỷ niệm ngày xưa
Em lại chọn ánh mắt nhìn cháy bỏng
Vầng ngực tin yêu, đôi cánh tay dang rộng
Với ngôi nhà hoa cỏ của em thôi!

               NTKL ( Trảng Bàng- Tây Ninh )
“Ngôi Nhà Hoa Cỏ” của tác giả Nguyễn Thị Kim Liên chứa đựng một niềm vui hạnh phúc đến ngập tràn, ngập tràn đến độ tác giả lúc như tự nhủ; lúc lại san sẻ niềm hạnh phúc đó với mọi người; rồi lúc lại nhắn nhủ, gửi gắm tâm tình đến người bạn đời trăm năm.
Để biểu đạt những đợt sóng xôn xao hạnh phúc đó trong “Ngôi Nhà Hoa Cỏ”, tác giả Nguyễn Thị Kim Liên đã vô tình hay hữu ý chọn thể thơ tự do 8 chữ, một thể thơ có câu không quá dài, mà cũng không quá ngắn để trang trải tâm tư như lời kể chuyện thật bình dị, đời thường mà lại nhẹ nhàng như làn gió mát; sống động, rực rỡ như những cách hoa lay; êm đềm như lời tâm sự mà lại trầm bổng mang đầy chất thơ.

Không phải thế sao?! Chúng ta hãy hòa lòng vào cái không gian “Ngôi Nhà Hoa Cỏ” để thả tầm mắt trên những cỏ hoa xanh mướt mà nghe nhịp đập cuộc sống, để cảm nhận sự yên bình của tâm tình trong nếp sống đời thường.

“Chợt nhận ra mình đứng giữa cỏ hoa
Ngôi nhà nhỏ, bình yên lòng thị trấn
Gió và nắng! Tiếng xe trôi bất tận
Thành thân thương như máu thịt của em rồi.”

“Chợt nhận ra mình đứng giữa cỏ hoa”
. Sao lại “chợt nhận ra” nhỉ? Mới đọc qua câu thơ đầu nghe chừng như thật vô lý! Cỏ hoa nào phải chỉ một ngày một buổi mà xanh, mà nở hoa được để phải giờ mới “chợt nhận ra”? Tôi cho rằng “chợt nhận ra” như là một khúc dạo đầu (introduction) nhằm giới thiệu âm giai, tiết tấu của bài nhạc “Ngôi nhà hoa cỏ”, những âm giai lắng sâu trong tâm thức để một lúc nào đó chợt trào dâng, ngân lên thánh thót, chuyển động tâm hồn. Điều này cũng hợp lý bởi trong giòng chảy khá cuộn xiết của cuộc sống đời thường hiện nay người ta phải lo toan không biết là bao việc nên cho dù muốn hay không tâm trí cũng bị giòng sống cuốn hút. Có chăng chỉ là một lúc nào đó người ta chợt ôn lại, nhìn lại chính cuộc sống bản thân để nhận ra những mất được trên giòng sống.

Thật vậy, cuộc sống có nhiều điều chi phối quá! Có buồn vui lẫn lộn; có sướng khổ đan xen… và lắm khi có những điều thật gần gũi, thật thân thương, thật hiển nhiên mà cho dù tận cùng tâm thức vẫn cảm thấu, vẫn dặt dìu… nhưng để lắng lòng nhìn nó, nghe nhịp đập của nó thì hẵn đâu lúc nào người ta cũng có thể làm. Đó cũng bởi vì nó quá thân quen, quá tất nhiên như là hơi thở đấy thôi! Thế nhưng rồi một lúc nào đó người ta nhìn lại để càng nhận ra nó xinh tươi, nó thiết tha biết đến dường nào đối với cuộc sống của mình.
Phải chăng “chợt nhận ra” trong "Ngôi Nhà Hoa Cỏ" cũng là vì lẽ ấy?!

Và phải chăng 3 câu sau ở khổ thơ thứ nhất tác giả đã nhắn nhủ như vậy?
”Ngôi nhà nhỏ, bình yên lòng thị trấn // Gió và nắng! Tiếng xe trôi bất tận //Thành thân thương như máu thịt của em rồi.”.

3 câu thơ có tính đặc tả về ngôi nhà như: “lòng thị trấn” ; “Gió và nắng!” ; “Tiếng xe trôi bất tận” nhưng đồng thời cũng thố lộ sự bình yên của tâm tư, sự bình yên mang đến niềm tin yêu như một tất nhiên bởi: “Thành thân thương như máu thịt của em rồi!”.  Như vậy thì liệu có cần thiết phải cố hiểu “Chợt nhận ra mình đứng giữa cỏ hoa”  theo một cách hiểu khác không?

Tôi cho rằng nếu còn có những nghi ngờ gì thì hẳn sẽ sáng tỏ hơn ở khổ thơ thứ 2, khổ làm nhiệm vụ mở rộng hơn như để minh họa rõ nét sự lắng đọng tâm tình trong giòng sống đời thường mà ôn lại bước đời, mà thấu cảm những hương hoa cuộc sống.

“Và mỗi chiều ta lại gọi: mình ơi!”.  Tiếng gọi mình ơi thì có thể gọi bất kỳ lúc nào, thế nhưng tác giả lại chỉ gọi “mình ơi”  vào“mỗi chiều” ?

Nếu trong văn viết thường dùng ngôn ngữ cụ thể để vẽ thật đầy đủ, thật chi tiết một bức chân dung thì ngược lại, thơ thường dùng ngôn ngữ ẩn dụ mang nhiều tính ước lệ nhưng lại thật cô đọng để vẽ nên những phát hoạ trừu tượng mang sức liên tưởng, biểu cảm cao. Chính vì vậy mà người ta nói “ý tại ngôn ngoại” để nói về sự biểu đạt của thơ.

“Và mỗi chiều ta lại gọi mình ơi!”  làm cho người đọc hình dung một không gian xuống nhẹ sau một ngày lo toan. Buổi chiều cũng là thời điểm thảnh thơi, sum họp gia đình bên mâm cơm chiều; cái không gian nhẹ nhàng của giòng sông đời tạm lắng lại sau một ngày xiết chảy; cái không khí sum họp đầm ấm của mái gia đình sau một ngày lo toan, chờ đợi…

Trong nguồn mạch yêu thương, hạnh phúc ấy, tác giả đã thố lộ cảm xúc của mình:
“Và mỗi chiều ta lại gọi: mình ơi!
Anh vẫn thế, dù tháng năm từng trải
Em đã bớt những ngây thơ, vụng dại
Con chúng mình đã biết ngắm trước gương”

Vâng, tháng năm đã trải qua với biết bao thay đổi, nhưng “Anh” của tác giả thì vẫn thế, vẫn nồng nàn, vẫn cho “Em” một niềm tin yêu vững chắc để chững chàng hơn trong cuộc sống đời thường; để thêm hạnh phúc khi nhìn con chúng mình ngày thêm lớn…

Chỉ với 4 câu thơ trong khổ thứ 2 mà tác giả đã kết chuỗi những hương hoa cuộc sống gia đình trong ngần ấy tháng năm như: “dù tháng năm từng trải’ ; “Em đã bớt những ngây thơ vụng dại” ; và đặc biệt “Con chúng mình đã biết ngắm trước gương”
Không có một tâm tình dào dạt, không có sự tha thiết tin yêu thì không dễ gì người ta có thể cô đọng niềm hân hoan, hạnh phúc bằng những điều bình dị, đời thường nhưng lại sinh động và chứa chan cảm xúc đến như vậy!

Không dừng lại ở đó, với nguồn mạch tuông trào, tác giả đã hạ những câu thơ tự sự chuyển tải bao ngần hạnh phúc.
”Hạnh phúc trong tay, dù rất đời thường
Dẫu có lúc xô nghiêng về chỗ thấp
Nhưng em biết, em dễ gì có được
Hoa mười giờ vẫn nở giấc ban trưa”

Thật hạnh phúc cho những ai nhận thức được “Hạnh phúc rất đời thường”! Chỉ với nhận thức ấy về hạnh phúc thì mới thật sự được hưởng hạnh phúc đích thực của đời thường. Và cũng chính vì đời thường nên cuộc sống gia đình không sao tránh khỏi đôi khi có những cuộn sóng lớn nhỏ nào đó của giòng đời. Biết và hiểu được điều đó là một việc, nhưng để nhìn điều đó với một cái nhìn nhận chân thành mà tiếp nhận nó, biến “những lúc xô nghiêng về chỗ thấp” thành những nốt lặng, nốt trầm hầu có được cảm nhận mạnh hơn, cao trào hơn, cháy bỏng và hòa quyện hơn ở những cung bậc chót vót cuộc sống thì quả thật là một nghệ thuật chứ không đơn giản chỉ là hành vi lý trí. Có như vậy người ta mới biết yêu, biết quý, biết nâng niu, ý thức giá trị cả những dấu lặng, nốt trầm, nốt bổng trong khúc giao hưởng đời để hoan hỉ nói lên rằng “Nhưng em biết, em dễ gì có được/ Hoa mười giờ vẫn nở giấc ban trưa”.

Đọc đến đây tôi lại thấy lạ ở “Hoa mười giờ vẫn nở giấc ban trưa”. Tôi cho rằng “Hoa mười giờ vẫn nở giấc ban trưa”  là một điều gì đó rất riêng tư của những người chủ “Ngôi Nhà Hoa Cỏ”. Tuy vậy tôi vẫn muốn nhìn điều này qua một cách nhìn dựa trên hiện thực.

Hẳn ai từng biết, chính xác là từng ngắm hoa mười giờ đều nhận thấy loài hoa này càng hong dưới nắng thì càng rực rỡ, nhất là dưới cái nắng ban trưa.

Từ góc độ thực tế này, tôi chia sẻ rằng phải chăng đây cũng là một cách biểu đạt đóa hoa riêng lòng, màu hoa rực rỡ của tình yêu trong “Ngôi Nhà Hoa Cỏ”? Có lẽ chia sẻ này của tôi chỉ có chính tác giả mới thẩm định chắc chắn nhất. Có thể tôi đã đi quá xa với câu thơ này chăng? Vâng, có thể! Nhưng dù sao tôi vẫn thích cách nhìn dựa trên hiện thực này đối với loài hoa mười giờ.

Bài thơ đến đây có thể xem là đầy đủ, thế nhưng tác giả đã không thể dừng lại ở khổ thơ này, mà dừng sao được khi tâm tư dâng trào cảm xúc; khi hạnh phúc tràn trề khắp cả “Ngôi Nhà Cỏ Hoa” kia chứ! Và chúng ta hãy xem tác giả còn muốn chia sẻ điều gì.

“Nếu được trở về với kỷ niệm ngày xưa
Em lại chọn ánh mắt nhìn cháy bỏng
Vầng ngực tin yêu, đôi cánh tay dang rộng
Với ngôi nhà hoa cỏ của em thôi!”

Thế thì chịu!! Quả đúng là còn điều chi đó chưa thật đầy đủ nếu bài thơ thiếu khổ thơ kết này. Tôi chẳng có gì để nói thêm với khổ thơ kết thật trọn vẹn cho bài thơ. Thay vào đó, tôi muốn gửi lời chúc mừng đến tác giả Nguyễn Thị Kim Liên và Người Bạn Đời của tác giả. Tôi cũng chắc rằng “Thiên thần bé nhỏ” trong “Ngôi Nhà Hoa Cỏ” sẽ là người hạnh phúc nhất. Xin chúc mừng tất cả những người bạn trong “Ngôi Nhà Hoa Cỏ” !

Thay lời kết
- Bài thơ được dùng các dấu phân đoạn để chia thành 3 phần. Phần đầu gồm 2 khổ thơ; phần giữa và phần cuối mỗi phần 1 khổ thơ. Theo tôi, phần đầu nên kết liền 3 khổ thơ để ý bài thơ được liền mạch hơn.

- ” Ngôi Nhà Hoa Cỏ” đã thành công khi chọn thể thơ tự do 8 chữ, một thể thơ có cấu trúc độ dài câu vừa đủ, thích hợp để trang trải tâm tư theo phong cách kể chuyện, tâm tình.

Không sặc sỡ như những cành hoa được cắt tỉa tỉ mỉ, trang trọng đặt nơi nổi bật ở phòng khách, mà ngược lại, “Ngôi Nhà Hoa Cỏ” mang nét duyên dáng của người thôn nữ; như đóa hoa đủ độ sung mãn để nở giữa thiên nhiên ngát hương đồng cỏ nội. Không đủ độ sao được khi mà mầm hoa non tơ từ cái “… ánh mắt nhìn cháy bỏng” cho đến “Con chúng mình đã biết ngắm trước gương”  là cả một quá trình trải qua biết bao nắng mưa, xuân hạ... thì cây hoa tình yêu hẳn nhiên phải được phát triển để đơm hoa kết trái là hợp lẽ. Điều đáng nói là bằng những từ ngữ, hình ảnh hết sức bình dị, đời thường, cùng với cách biểu đạt thật chân phương trong “Ngôi Nhà Hoa Cỏ” đã trở thành một không gian biểu cảm rộng mở để người đọc tự du lòng mình vào một trường liên tưởng cũng hết sức bình dị, đời thường của chính bản thân, đời sống mà chẳng phải bị tác động bởi sự gợi ý, dẫn đạo từ lời thơ.

Bình dị, đời thường, chân phương mà lại tạo nên sức liên tưởng mạnh, sâu tâm tình riêng của mỗi người đọc thì đó chính là “hương hoa thiên nhiên” vậy!

Chúc mừng bài thơ và tác giả Nguyễn Thị Kim Liên. Chúc mừng những Chủ nhân của “Ngôi Nhà Hoa Cỏ”.

  P.V ( phieuvan _Thlangdu )

datdung (Theo nguyenvantai)
Nguồn dẫn từ : http://datdung.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=6096#axzz22jxLKUVn



KHÔNG ĐỀ
Giữa đầm một bông sen xòe nở
Cánh hồng ướt đẫm những giọt sương
Nhụy hé mở rưng rưng đón gió
Hồn người bỗng sững lại rưng rưng
- Thơ Nguyễn Thị Kim Liên
……………………………….
                 “Không đề” Bài thơ xác định thương hiệu của Nguyễn Thị Kim Liên
              Không đề, bài thơ 4 câu, mỗi câu 7 chữ, chưa phải là bài thất ngôn tứ tuyệt vì xem ra niêm luật cũng có điều cần bàn, song là bài thơ mộc mạc, giản dị, thông qua việc tả một “bông sen xòe nở” mà bày tỏ “hồn người” là bài thơ của cô giáo Nguyễn Thị Kim Liên (còn có bút danh Sông Hương). Một bài thơ trong rất nhiều bài thơ, giữa một vườn thơ trong thiên hạ, ấy vậy mà có chuyện: cùng một lúc xuất hiện trong 2 tập thơ, của Kim Liên và của một bạn thơ khác?
                Chuyện chẳng có gì phải ầm ĩ, chỉ cần một lời xin lỗi, một đính chính rõ ràng, vì một lý do kỹ thuật, hay vì khi xử lý bản thảo có sai sót chẳng hạn. Vấn đề không phải là đạo thơ mà vì sao sao đó, khiến Nguyễn Thị Kim Liên phải nhờ người xác tín…
                  Có gần hai chục tài nhân, bạn thơ của Kim Liên cùng nhau xướng họa bài thơ. Đã quá đủ cho những xác định về tác giả. Kim Liên yêu quí bài thơ đến thế kia, bài thơ mà cô đã ấp ủ vào đó những nỗi niềm. Chợt nhớ câu thơ của Bà Chúa thơ Nôm: “ Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi/ Này của Xuân Hương đã quệt rồi…” Vậy thì bài thơ của Kim Liên cũng đã… quệt rồi, nào mấy ai còn dám nhận mà tranh cải cho thêm buồn cả vườn thơ?...
23/5/2012.
TRẦN HOÀNG VY



DỊU DÀNG LỤC BÁT KIM LIÊN.
Phan Thanh Phong

      Tôi vốn rất yêu thơ lục bát nên khi đọc tập thơ CON SÔNG CHÚNG MÌNH của Nguyễn Thị Kim Liên tức Sông Hương (NXB Thanh Niên-2011), một trong những cây bút thơ hiếm hoi của quê hương An Tịnh-Trảng Bàng. 15 bài thơ lục bát trong số 47 bài thơ nhiều thể loại như có một hấp lực mạnh mẽ, cuốn hút tôi. Những bài thơ thuộc các thể loại khác vẫn có cái hay riêng của nó thế nhưng với lục bát lại có nhiều điểm rất đặc biệt mà người đọc không thể không chú ý. Nói chung thơ của cô qua hầu hết những bài thơ mà tôi đã đọc từ năm 2005 đến nay trên báo chí  và nhiều tuyển tập cô viết riêng hay tham gia cùng nhiều tác giả đã xuất bản trong cả nước hầu như đều mang một mẫu số chung rõ rệt đó là vừa giản dị, vừa hồn nhiên, vừa dễ gợi nhiều suy tư cho người đọc. Tức là đọc qua vẫn còn lắngđọng lại một chút gì đó, bởi vì nó nêu bật rất rõ ràng những suy niệm, những tâm trạng rất thực tế về cuộc đời, về tình đời, tình yêu ... Thơ Kim Liên không hề bôi lên ở bên ngoài những lớp phấn son giả tạo mà là những rung động thực sự từ nơi sâu lắng nhất bên trong, Về hình thức nó không hề chạy theo những kiểu cách mới mẻ, lâp dị tức làm mới hay trẻ hóa một cách kỳ quặc từ cái vỏ nên ngoài và thực sự ở bên trong là hoàn toàn trống rổng, chẳng ai hiểu mình viết cái gì để rồi người đọc phải buột miệng kêu lên!- Thơ ở đâu rồi nhỉ?! Kim Liên vốn là giáo viên Ngữ Văn, Cử nhân văn chương. Cái vốn kiến thức rất cơ bản cùng kinh nghiệm nhiều năm trên bục giảng đã đảm bảo cho cách dùng từ ngữ thật chính xác với sự thận trọng cần thiết. Phải khẳng định Kim Liên có một thế giới lục bát rất riêng.
    Với "Thơ” chỉ một từ "Thơ” mà thôi thế mà tác giả đã nêu bật được nhiều điều mà người làm thơ không thể thiếu
          "Phải qua những phút bàng hoàng
          Phải lăn lóc với muôn ngàn gian lao
          Mới tìm thấy sự gửi trao
          Nụ hôn mới thật ngọt ngào dâng dâng..”
    Vâng! thơ sẽ ngọt ngào như một nụ hôn nếu nó không hề đi lang thang ở bên ngoài tiếng đập của trái tim
          "Vần thơ còn đi lang thang
          Theo nhịp tim đứng thẳng hàng đi em "
    Thơ Kim Liên thường nói đến những cái mà cô gọi là "một chút” như có một tác giả đã viết dù chỉ một chút rừng thôi. một chút rừng bất chợt dội vào suy nghĩ cũng đủ làm sống lại cả ký ức hào hùng những năm tháng chiến tranh khốc liệt. Với cô thì "Một chút xưa” thôi cũng đủ để cho cô gặp lại những kỷ niệm tình yêu của một thời đã xa:
          Tôi tìm một ánh trăng xưa
          Một chút lạnh, một chút mưa ngày nào
          Tôi xin một chút ngọt ngào
          Một chút thôi đủ xôn xao một thời
          (Chút xưa)
    Có những từ nêu bật lên một sự liên tưởng thú vị, Cánh tay mềm của ngưởi em gái lại dịu mềm như một mảnh trăng, một mảnh trăng ngọt ngào hương vị yêu đương:
          "Ơi người lạc giữa bến mê
          Cánh tay em mảnh trăng thề gối lên”
          (Lời ru cho người đi lạc)
    Trong cái chất nồng nàn cứ bồng bềnh trong những câu thơ tình lục bát. Ai cũng dễ bắt gặp cái hơi nóng tuyệt vời của tình yêu:
          Dập dềnh con nước chiều hôm
          Để cho con sóng cuộn chồm uống nhau..)
          (Con sóng nồng nàn)
    Với Kim Liên, ở một mặt khác cái tình yêu đối với nghề, đối với tuổi thơ bao giờ cũng là một sự cuốn hút. Thơ cô không hề thiếu phấn trắng, bảng đen và những mặt trời bé bỏng luôn luôn là hạnh phúc cuộc đời:
          "Một mình,một đất ,một trời
          Lâng lâng đón ánh mắt cười  trẻ thơ "
          (Tự cảm)
    Tình yêu đối với Tây Ninh, nơi cắt rốn, chôn nhau không chỉ ở Kim Liên mà nó luôn là những cảm xúc mãnh liệt nhất, chân thành nhất của những người làm thơ đồng hương. Chính mảnh đất quê hương thấm đậm những kỷ niệm tuổi thơ, mảnh đất đã là máu, là thịt của mình mới là cội nguồn của nỗi nhớ, mãi là địa đàng thực sự của muôn đời, Dù đi đâu về đâu quê hương vẫn ở trong trái tim cô:
          "Hương thơm trái chín đâu đây
          Gió đưa những tiếng gái trai hẹn hò
          Vẳng nghe câu hát ầu ơ
          Kẻo cà, kẻo kẹt võng đưa nhịp nhàng…”
                                (Chiều quê hương)
    Nói chung, những vần thơ lục bát trong "Con sông chúng mình” tập thơ thứ ba của tác giả Nguyễn Thị Kim Liên, phải nói là những dòng hương từ con sông quê hương dạt dào cảm xúc. Những dòng hương ấy đang chảy vào những tấm lòng người yêu thơ khắp nơi.
PHAN THANH PHONG