Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Trần Văn Hờ



Veà thaêm tröôøng xöa
Bốn mươi năm sau,
Tôi trở về nơi ấy.
Hai cánh cổng trường xanh, cùng hàng đào nở rộ mỗi độ xuân về.
Dấu tích xưa, không còn nữa!
Bốn mươi năm trước,
Hình như chỗ nào cũng đầy kỷ niệm,
Nhưng nhớ nhất lễ đài,
Nổi sừng sững với bốn chữ: “Lương Sư Hưng Quốc “ oai nghiêm.
Đã theo tôi, đến tận bây giờ.
Cứ mỗi lần buồn trước nghịch cảnh bâng quơ,
Tôi tự nhủ: phải làm tròn thiên chức.
Tôi đã từng rời xa bục giảng,
Rời xa nghề chừng ấy, bảy năm.
Nhưng chẳng được nên thân,
Xin quay lại với nghề mình đã chọn.
Ngày về hưu đến thăm trường cũ.
Nơi cho tôi hành trang, vốn sống với đời.
Không còn những cơ ngơi.
Cũng không gặp những người thân thuộc.
Ôi! Nhớ quá, trường ơi!
            Trần Văn Hờ
           ( Kỷ niệm chuyến về thăm Sư Phạm Long An)

Nguyễn Văn Hết



                                            Queâ toâi
Quê tôi có núi Bà Đen
Bốn mùa mây phủ dáng hình quê hương
Long Điền Sơn tựa thiên đường
Say lòng du khách thập phương tìm về
Lòng Hồ lấp lánh say mê
Bao la nguồn nước tưới về đồng xa
Có thị xã đẹp ngàn hoa
Phố phường sầm uất cửa nhà đẹp xinh
Có Trung Ương Cục quang vinh
Vượt qua khói lửa chiến chinh một thời
Có Đền Tòa Thánh tuyệt vời
Dân ta tốt đạo đẹp đời yêu thương
Có sông Vàm Cỏ vấn vương
Phù sa trĩu nặng ruộng vườn phì nhiêu
Quê tôi đặc sản tiêu, điều
Mãng cầu, mì, mía...còn nhiều nữa anh…
Trảng Bàng nổi tiếng bánh canh
Mắm tôm, muối ớt lừng danh khắp vùng

Quê tôi có những anh hùng
Một thời đánh giặc vang lừng chiến công
Quê tôi có những nhà nông
Sớm chiều vất vả cho đồng lúa xanh
Yêu sao đất nước thanh bình
Lòng dân ý Đảng xây hình núi sông.
            Nguyễn Văn Hết

  

Quyeát taâm
Ấp tôi Tân Lộc mới khai sinh
Đường sá cao, khô chẳng có sình
Trường học Lò Rèn xây mới, đẹp
Văn phòng Tân Lộc có thông tin
Nhân dân chăm chú làm ăn tốt
Nhà nước quan tâm rất nhiệt tình
Tân Lộc đàn em luôn mãi tiến
Quyết tâm thực hiện nếp văn minh.
                           Văn Hết
               

Nhaéc nhôù
Tháng tám tựu trường năm học mới
Thầy cô giảng dạy khắp nơi nơi
Học sinh vui vẻ đua nhau học
Các bậc phụ huynh lo rối bời

Đoàn thể nhân dân cùng vận động
Chính quyền các cấp tuyên truyền mời 
Học sinh năm tuổi mầm non học
Cố gắng nha em chớ mãi chơi !
                              Người Cánh Đông




Bảo Châu

Maùi tröôøng meán yeâu

                                     Trường THPT Nguyễn Trãi Trảng Bàng)
                                    
Rồi có một ngày ta ngoái lại
Tìm  nét thân quen của ngây thơ
Của thời gắn bó cùng non dại
Các em và tôi chung mái trường xưa

Nhớ làm sao ánh mắt ngây thơ
Dõi nhìn tôi theo từng nét chữ
Những bụi phấn li ti bay bay phất
Cũng bâng khuâng cả cô lẫn trò

Tạm biệt các em… xa cả những ước mơ
Xa cả những nụ cười trong veo ấm áp
Xa cả những lúc chung nhau câu hát
Xa những bước chân líu ríu sân trường

Thôi thì gửi lại những yêu thương
Cho các em thơ một thời đẹp nhất
Mai có thể chỉ là ngày tạm biệt
Phía trước đường dài ta vẫn cứ gặp nhau

Bảo Châu

Thầy tôi - Kim Dung



        Thaày toâi
Bục giảng ngày xưa bụi phấn rơi
Nay bụi thời gian lắng động rồi
Tóc xanh vương trắng thầy tôi đó…
Bụi phấn thôi rơi cuối cuộc đời
Cuộc đời tôi cứ ngỡ như thơ
Lặng lẽ thời gian đến hững hờ
Thầy tôi tóc bạc… giờ thêm bạc
Qui luật tự nhiên mãi …sẵn chờ
                                              Lâm Thị Kim Dung












 

Nguyễn Thị Kim Liên



Öôm maàm cho theá heä töông lai
      (Lời con gửi mẹ nhân ngày 20/11)
Yêu con từ thưở còn thơ
Mong con từng phút, từng giờ lớn lên
Mỗi tiếng nói mỗi niềm tin
Cho con vững chãi bước trên trường đời
Bên trang giáo án mẹ ngồi
Là nguồn sức mạnh làm người cho con

Một chén cơm, tô canh ngon
Mẹ cho con cả quê hương cội nguồn
Này hạt gạo trắng thơm thơm
Này cọng rau ngọt trên đồng ruộng quê

Thương con dù nắng hay mưa
Mẹ vẫn tần tảo sớm trưa nhọc lòng
Ngày một mong, ngày hai mong
Con thành người giữa mênh mông cuộc đời

Thương mẹ nói biết bao lời
Cũng không hết được công người mẹ yêu
Dù rằng hứa hẹn bao nhiêu
Không bằng làm được những điều mẹ mong
Nguyễn Thị Kim Liên





Tröôøng em



Trường chúng em mang tên người liệt sĩ
Hai phát súng vang… như còn đây…
Vùng đất Suối Sâu.
 Ánh lửa bom. sáng ngời chiến công đầu
Tuổi trẻ Rừng Rong lòng yêu nước bừng vút cao
Trương Tùng Quân - trường chúng em
Tươi sáng mãi tên người anh hùng
Chúng em nguyện cùng noi gương bất khuất kiên trung
Trương Tùng Quân_ trường chúng em
Cùng đi lên lòng tràn niềm tin
Vì quê hương Tây Ninh
Vì Tổ Quốc quang vinh

Là thiếu niên măng non của đất nước
Em nhớ công ơn bao người xưa đổ máu nơi đây
Máu liệt oanh nhắc nhở em mỗi ngày
Học tập chăm ngoan vì non nước cùng đắp xây
Sông Hương


Trần Văn Khuê



Ôn Daûng, ôn Baùc
 (Tặng Hội CGC tỉnh Tây Ninh, Hội CGC các huyện thị
và các CLB của Hội CGC, nhân ngày NGVN 20/11)
Hai mươi-mười một , vấn vương
Bạn bè giáo chức bốn phương quay về
Tay cầm quyển sách mân mê
Trang thơ bè bạn miền quê ân tình

“Tấm lòng nhà giáo Tây Ninh”
Ươm mầm gieo hạt học sinh nên người
Văn chương giúp ích xây đời
Làm theo lời Bác người người phát huy

Ơn Đảng ta mãi khắc ghi
Giúp Câu Lạc Bộ hướng đi vững vàng
                                        Trần Văn Khuê





Nhöõng naêm thaùng khoâng queân
 Đời nhà giáo qua mái trường Sư Phạm
 Ở  chiến khu Trung Ương cục (R) miền Nam
Những năm tháng không quên (64-65)
Trong những ngày tham gia Cách Mạng
Một quá trình vất vả, gian nan
Trong lòng ta nguyện không hề nản
Và thành công lớn nhất đã sang trang

Cám ơn Đảng, Bác Hồ đã chỉ đường, soi lối
Cám ơn Thầy Cô đã dạy dỗ nên người
Ngày nay Tổ quốc ta đã rạng ngời
Tôi xin nguyện cống hiến phần đời còn lại.
                                    Trần Văn Khuê


CỰU GIÁO CHỨC XỨ TRẢNG ĐÃ THỰC SỰ CÓ NIỀM VUI MỚI TRONG MỘT TỔ ẤM CHUNG.



CỰU GIÁO CHỨC XỨ TRẢNG
 ĐÃ THỰC SỰ CÓ NIỀM VUI  MỚI
TRONG MỘT TỔ ẤM CHUNG.

        Nhớ lại ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2010, các thầy cô đã rời xa bục giảng ở  Trảng Bàng đã có dịp gặp lại nhau. Thực là một cuộc hội ngộ đẹp như trong mơ. Có những mái đầu bạc trắng từ ba xã cánh Tây, từ Lộc Hưng, An Hòa, An Tịnh, Đôn Thuận.. cùng chung một  nỗi háo hức, tìm về hội trường phòng giáo dục Trảng Bàng. Những cái xiếc tay thật chặt, những lời thăm hỏi rộn ràng…hầu như ai cũng mang chung một cảm giác như mình đang sống lại những ngày xưa thân ái bên mái trường thân yêu. Các thầy, cô như đã gặp lại tuổi trẻ của mình dầu đã lâu rồi gánh nặng thời gian đã trĩu xuống những đôi vai. Khoảng cách địa lý đã trở nên vô nghĩa. Vui lắm,vui mà có người đã ứa nước mắt khi  gặp lại đồng nghiệp cũ và nhắc lại những đồng nghiệp ngày nào không còn gặp nữa, và những người không thể có mặt hôm nay do bệnh nặng, vui vì cuộc sống không hề quên mình bao giờ và vui nhất là họ đã có một mái nhà chung ấm cúng.một điểm tựa đầy ắp tình người và tình đồng nghiệp đó chính là Hội Cựu giáo chức . Ở Trảng Bàng để có ngày hội nầy ngoài sự quan tâm hổ trợ của Đảng bộ và chính quyền địa phương còn có sự chung tay, góp sức của nhiều tấm lòng vàng của các nhà hảo tâm trên nhiều lĩnh cực hoạt động xã hội .
 Thực ra có thể khẳng định rằng huyện Trảng Bàng là địa phương đầu tiên trong tỉnh đã hình thành tổ chức tiền thân của  Hội Cựu Giáo chức huyện ngày nay. Đó là Câu lạc bộ nhà giáo nghỉ hưu từ năm 1999. Tổ chức nầy đã hoạt động liên tục, tập hợp được 278 cựu giáo chức trong 11 xã, thị trấn trong đó có một chi hội ghép gồm 3 xã cánh Tây và tổ chức nhiều nhiều hình thức sinh hoạt phong phú và đã góp phần không nhỏ  nâng thêm  niềm vui tuổi già cho các thầy cô đã nghỉ hưu trong suốt 10 năm qua. Từ ngày 12.10.2008 Hội Cựu Giáo chức Trảng Bàng được thành lập, một sự khai sinh chính thức đã chấp thêm đôi cánh cho các thầy cô. Thầy Trần Văn Khuê được tín nhiệm làm chủ tịch hội.Với một sức sống mới. Hội đã không ngừng mở rộng đến  nay đã có hơn 316 hội viên trong đó có 14 hội viên là giáo viên trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ và 5 hội viên danh dự..Bộ máy điều hành của huyện hội đã hình thành và duy trì hoạt động có hiệu quả với phương hướng làm việc cụ thể. Hội đã có một nơi làm việc tươm tất ngay trong khuôn viên của Huyện Ủy Trảng Bàng. Việc sinh hoạt của Hội đã mở rộng đến tận cơ sở với những quy định cụ thể, tạo được sự quan hệ khắng khít giữa các hội viên. Bản thân của từng hội viên luôn thể hiện sinh động vai trò của người trí thức trong cộng  đồng,tham gia tích cực các hoạt động xã hội, tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
     Công việc quan trọng nhất đối với huyện hội Trảng Bàng là tổ chức chăm lo đời sống  cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của hội viên.Phần lớn các thầy cô đều đã tuổi cao.Thế nên  tạo mọi điều kiện duy trì cuộc sống vui tươi, thoải mái, nâng cao thể chất, sức khỏe cho hội viên là công việc thường xuyên của huyện hội. Đã tổ chức được các chuyến tham qua ngắn và dài hạn cho hàng trăm lượt hội viên.
Huyện hội Trảng Bàng đã  xây dựng được quỹ tình nghĩa với sự hỗ trợ chân tình trong tình đồng nghiệp của các thầy cô tại chức tại các trường mầm non, trung, tiểu học trong toàn huyện. Mỗi năm huyện hội đã nhận được  trên 10 triệu đồng. Bên cạnh đó hội còn vận động hội viên xây dựng chân quỹ cho hội. Hội đã sử dụng nguồn quỹ nầy để thăm hỏi, hỗ trợ hội viên có hoàn cảnh cuộc sống khó khăn, bệnh tật.thăm hỏi và tặng quà Tết cho hội viên cao tuổi, viếng tang hội viên và thân nhân qua đời..Hiện nay toàn huyện hội có 10 hội viên mắc bệnh hiểm nghèo, 7 gia đình hội viên cón khó khăn, thiếu thốn. Đó là những đối tượng thường xuyên được hội quan tâm đặc biệt.     
     Các thầy cô hội viên Trảng Bàng vừa qua cũng đã thể hiện tình đồng nghiệp và đồng bào thiêng liêng theo đạo lý dân tộc “lá lành đùm lá rách”  đối vối các thầy cô  tại các vùng lũ lụt  thuộc các tỉnh miền Trung. Đã gửi 17 bộ áo dài nữ giáo viên. hàng trăm quần tây, áo ngắn và áo thun ra miền Trung ruột thịt.   
         Nhìn chung Huyện hội Cựu giáo chức Trảng Bàng là một trong những đơn vị mạnh và khá toàn diện trong tỉnh trong thể hiện chức năng của tổ chức hội. Tổ ấm nầy đã và đang tiếp tục phấn đấu để vươn lên mạnh mẽ hơn nữa để xứng đáng  hơn nữa với niềm tin của hội viên trong tình thần đoàn kết, nhất trí khẳng định sự hình thành tổ chức hội trong cộng đồng hiện nay là hết sức cần thiết.                              
                                                 Nguyễn Thị Kim Liên